Sức Khỏe

Sức Khỏe
Sức Khỏe

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Mỗi ngày cơ thể đều tích lũy độc tố, cần thải chúng bằng cách nào?



Mỗi ngày cơ thể đều tích lũy độc tố, cần thải chúng bằng cách nào?


Không khí, đất, nước, thực phẩm ô nhiễm độc ngày thêm trầm trọng. Vậy là từng giây từng phút cơ thể bạn đang tiếp xúc và nạp thêm chất độc vào người. Giải độc cho cơ thể là điều bạn nên làm càng sớm càng tốt.

Chuyện gì xảy ra khi cơ thể nhiễm độc?

Khi cơ thể bị nhiễm độc, các quá trình sinh lý bên trong cơ thể bắt đầu đi lệch với quy luật vốn có, là nguyên nhân gây ra ốm đau và các tác hại lớn đối với sức khỏe. Thời tiết, không khí, gió bụi, các vật thể kim loại nặng, rác môi trường hay thực phẩm thiếu an toàn đều là những yếu tố gây nhiễm độc cho cơ thể ở những mức độ khác nhau.

Môi trường sống ô nhiễm sẽ làm cơ thể bạn tích luỹ độc tố

Chất độc này đi vào cơ thể hàng ngày làm tổn hại lớn đến các cơ quan nội tạng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và bài tiết cũng như hoạt động liên hoàn của cơ thể. Biểu hiện thì nhiều, nhưng có thể tóm gọn bằng 2 cụm từ: Lão hóa và Bệnh tật.

Khi chất độc tồn lưu trong hệ thống hô hấp, chúng sẽ làm cho bạn bị cảm lạnh thường xuyên, ho, nhạy cảm đường hô hấp, hen suyễn.

Khi chất độc tồn lưu trong hệ thống tiêu hóa, chúng sẽ gây ra hơi thở hôi, thỉnh thoảng táo bón, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, tóc rụng, móng gãy.

Khi chất độc tồn lưu trên da, chúng sẽ làm cho làn da xuất hiện các đốm, nám, dị ứng, nổi mụn trứng cá và các vấn đề viêm nhiễm.

Khi chất độc tồn lưu trong xương, chúng sẽ làm cho cơ thể xuất hiện các chứng đau lưng, cột sống, đau các khớp.

Khi chất độc tồn dư trong não, chúng sẽ gây ra mất ngủ, lo âu, trầm cảm, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh và các vấn đề khác.

Vậy bạn có cách nào để giải độc cho các cơ quan nội tạng?

1. Thải độc phổi

Phổi là một trong những cơ quan bị tích lũy chất độc hại nên dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể. Mỗi ngày một người bình thường hít khoảng 8.000 lít không khí vào phổi. Trong đó có bao nhiêu bụi đặc biệt là bụi siêu mịn như sương mù tại các thành phố? Mỗi hạt bụi li ti lại cõng thêm hàng loạt các chất độc từ khói xe, thuốc trừ sâu, khói xả công nghiệp, kim loại nặng, các vi khuẩn, virus… tất cả theo đường hô hấp đi vào phổi. Độc hại không kể xiết.

Các bệnh xoang, ung thư phổi, viêm phổi… có thể sinh ra từ đây. Do vậy bạn nhất định cần lưu tâm giải độc cho phổi.

Ho hay thở chủ động là một dạng bài tập thể dục

Hãy tìm nơi có không khí trong lành nhất có thể hoặc khoảng thời gian sau các cơn mưa, hít thở sâu, sau đó ho liên tục mấy tiếng để các độc tố có thể bị loại bỏ khỏi phổi.

Hãy duy trì cách thở chậm và sâu, đều đặn để tạo cơ chế thải độc liên tục một cách tự động.


Thực phẩm màu trắng tốt cho phổi

Ăn nhiều thực phẩm màu trắng

Theo Đông y, màu trắng trong ngũ hành thuộc kim, nhập vào phổi, thiên về ích khí, hành khí. Hãy lưu ý ăn nấm, củ cải trắng, trứng gà… để giúp phổi thanh lọc, tiêu trừ mệt mỏi. Đây cũng là nhóm thực phẩm có tính an toàn tương đối cao, ít chất béo, không lo tăng cân và các vấn đề tim mạch.

2. Thải độc thận

Bản thân thận là một cơ quan thải độc quan trọng đặc biệt của cơ thể. Trong đó thông qua quá trình lọc máu, các chất thải trong máu và protein phân hủy trong quá trình thận làm việc sẽ bài tiết qua đường nước tiểu.

Để hỗ trợ quá trình thải độc thận, bạn cần ghi nhớ 3 việc sau đây:

Đừng bao giờ nhịn tiểu

Chúng ta đều biết rằng, có rất nhiều độc tố trong nước tiểu, nếu không kịp thời thải ra khi chúng ta cảm thấy buồn tiểu, thì số độc tố này sẽ được tái hấp thu vào máu, gây nguy hiểm cho sức khỏe nói chung.

Khi thấy khát mới uống nước thì cơ thể bạn đã ở tình trạng thiếu nước nặng
Uống nước đầy đủ

Nước là công cụ kỳ diệu không chỉ có thể pha loãng nồng độ các chất độc, mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất qua thận, từ đó giúp cho thận có điều kiện để đẩy nhiều chất độc thải ra ngoài.

Đặc biệt khuyến khích mỗi người nên tạo thói quen hàng ngày uống một cốc nước ấm khi bụng rỗng lúc vừa ngủ dậy vào buổi sáng.

Ăn nhiều trái cây và rau quả

Dưa chuột, anh đào và loại rau quả khác góp phần giải độc thận rất tốt. Theo Đông y, bạn nên ăn thực phẩm màu đen để tăng cường cho thận, ví dụ: mộc nhĩ, đậu đen, vừng đen…

3. Thải độc đại tràng


Điều này cực kỳ cần thiết cho người ngày nay. Lý do là vì thực phẩm ô nhiễm quá nặng với các thuốc trừ sâu, hóa chất kích tăng trưởng, thuốc kháng sinh… Thêm vào đó, chế độ ăn ít xơ, ngồi làm việc nhiều nhưng ít hoạt động, khiến ruột hoạt động rất khó khăn, không sao đẩy hết chất độc ra được.

Thực phẩm sau khi tiêu hóa, phần tồn dư độc hại sẽ hình thành và đẩy xuống đại tràng, dưới tác động của quá trình lên men tự nhiên sẽ hình thành ra phân và gây mùi. Trong quá trình này xuất hiện nhiều các chất độc hại đối với cơ thể.

Chúng ta liên tục ăn uống và quá trình tiêu hóa liên tục phải hoạt động, vì thế chất thải cần được đẩy ra ngoài càng sớm càng tốt.

Để giải độc đại tràng, bạn nên ghi nhớ 2 yêu cầu quan trọng nhất sau đây.

Thường xuyên đi đại tiện hàng ngày, tốt nhất là tạo thành thói quen vào buổi sáng sớm

Hãy luôn nhớ rằng chất thải đi xuống đại tràng là cần phải xử lý ngay và rút ngắn thời gian chúng lưu lại trong ruột, làm giảm sự hấp thu ngược trở lại các chất độc.

Ăn nhiều rau xanh giúp cơ thể thải độc tố
Tăng cường ăn trái cây và rau quả

Rau và các loại trái cây chứa nhiều vitamin và chất xơ, dễ dàng hấp thụ, có thể thúc đẩy nhu động đường ruột, đào thải chất độc có trong đại tràng ra ngoài.

4. Thải độc cho gan

Gan là bộ phận quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa dinh dưỡng và giải độc. Độc tố tích tụ trong gan quá nhiều sẽ gây bệnh đau nửa đầu, rỗ mặt, đau bụng, táo bón, miệng hôi, nám da, mụn trứng cá và sắc mặt tối… Nguyên nhân vì hai bên mặt và bụng dưới là thuộc khu vực của kinh can, khi chức năng thải độc của gan không tốt sẽ gây những triệu trứng này. Ngoài ra, độc tố trong gan không thải ra kịp thời sẽ làm tắc nghẽn đường lưu thông của khí, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý.

Thời gian giải độc của gan là từ 23h đến 3h sáng, và thường diễn ra vào lúc ngủ say, vì thế đây cũng là thời gian nên ngủ sâu, không nên thức khuya. Khi ngủ nên tắt đèn, vì đèn sáng làm ảnh hưởng đến khả năng tiết ra melatonin của não, chất quan trọng hỗ trợ giấc ngủ.

Đông y giảng, chua ngọt đắng cay mặn “ngũ vị” đối ứng nhập “ngũ tạng”, trong đó “chua vào can”, ăn nhiều thực phẩm vị chua có thể xúc tiến chức năng gan, khởi được tác dụng bảo dưỡng tạng can. Chanh, sơn tra, dấm ăn, sữa chua… đều là thực phẩm vị chua tốt cho sức khỏe. Thực phẩm vị chua thông qua tạng can chuyển hóa sau đó biến thành tính kiềm, trong cơ thể con người hình thành môi trường kiềm, giúp tăng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn chua dưỡng can cũng phải tùy thời, mùa xuân là thời gian can khí sinh phát, dưỡng nữa thì lại thành thái quá, vì thế trong mùa xuân nên ít ăn đồ chua.

Từ góc độ màu sắc thực phẩm mà nói, tạng can đối ứng “màu xanh”, cũng chính là chúng ta vốn hay nói về thực phẩm xanh. Thực phẩm như dưa chuột, mướp đắng, rau cải, hải tảo… đều có công dụng hộ can rất tốt.

5. Thải độc da

Da là cơ quan bài tiết lớn nhất của cơ thể. Cách tốt nhất là thông qua việc ra mồ hôi để loại bỏ các chất độc trên da một cách nhanh nhất. Hãy tập thể dục, tắm hơi hay bất kỳ việc gì có thể làm cho đổ mồ hôi.

Tập thể dục có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất, giúp giải độc cho cả da và phổi. Nếu không thể làm hàng ngày, hàng tuần bạn nên tập thể dục để ra mồ hôi ít nhất một lần, cách làm này giúp bạn thải độc da hiệu quả nhất.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Làm Sao Để Áp Huyết Không Cao?



Làm Sao Để Áp Huyết Không Cao ?
BS Nguyễn văn Hoàng

Cái ống màu vàng (aorta) là đại động mạch, máu bơm vào đó từ tâm thất trái (left ventricle) Aortic valve chận không cho máu đã bơm ra bị dội về.

Đầu tiên, chắc ai cũng biết người Việt mình thường nói áp huyết của một người là «mười lăm tám» (15/8) hay mười bảy chính (17/9), còn ở Úc thì người ta nói 150/80, hay 170/90. Vậy các con số ấy là gì?

Lấy ví dụ áp huyết một người là 120/80, thì có nghĩa là áp suất máu trong động mạch là 120mm thủy ngân và 80 mm thủy ngân, tức là có hai con số để đo áp suất trong động mạch, một số trên và một số dưới. Chúng tôi có xem qua tự điển trong Google, họ ghi rằng systole là sự thu súc của trái tim, nó cũng «dễ hiểu» như nghe tiếng LaTinh. Thôi thì mình gọi số trên là systole (hay systolic blood pressure) và số dưới là diastole (hay diastolic blơd pressure) cho nó giống tiếng... Mỹ hơn tiếng La Tinh.

Coi vậy chớ không phải ai cũng biết tại sao áp huyết của ta lại có số trên, systole, và số dưới, diastole.

Số là trái tim chúng ta có hai thì, bóp vô và phồng ra. Khi tim bóp vô, máu phọt vào động mạch, khi tim phồng ra, thì máu từ tĩnh mạch chảy vô tim, còn máu từ động mạch thì không chảy ngược vô tim vì các valve tim chận sự hút ngược máu từ động mạch.

Vây con số trên của áp huyết là áp suất của máu trong động mạch khi tim bóp vô, đẩy máu vào động mạch và số dưới là khi tim nhả ra, hay phồng ra. Khi máu được bơm vào động mạch, áp suất tăng cao, nên con số trên cao, còn khi tim nhả ra, không bơm vô động mạch thì áp suất thấp xuống, nên ta có systole cao hơn diastole.

Bây giờ mình tìm hiểu xem làm sao mà người ta đo máu, nguyên tắc để biết số trên và số dưới của áp huyết như thế nào.

Không biết các vị thần y của phương Đông có ngón tay nhạy cảm thế nào, nhưng theo Tây học thì nguyên lý của nó căn bản nhưng cũng khá ảo diệu.

Đầu tiên chúng ta nên biết sơ về hiện tượng turbulence, tức là sự náo động, lộn xôn, mất trật tự. Đôi khi bà con đứng cạnh một dòng sông bát ngát, lượng nước trôi theo dòng hàng ngàn thước khối mỗi giây, nhưng vẫn không nghe tiếng ầm ầm. Nhưng khi bà con mở một vòi nước phông tên trong nhà, lượng nước chảy chỉ là hạt cát trong sa mạc so với dòng sông, nhưng lại nghe xì xì rất lớn.

Tại sao vậy? Nhưng khi vặn rôbinê lỏng thêm một chút thì lại không nghe xì xì ì xèo như trước. Tại sao vậy?

Khi nước chảy trong dòng sông những phân tử nước chảy trật tự, lớp trên theo trên, lớp dưới theo dưới, như dòng xe chạy êm đềm trên xa lộ. Nhưng trong ống nước, khi từ ống lớn chảy qua cái vòi nhỏ thì ở chổ miệng vòi nhỏ, các phân tử nước không còn được chảy lớp lang như trước mà những đứa ở phía ngoài bị chạm vào thành ở chỗ ống hẹp, khiến nó dội lại, cuộn lên cuộn xuống, va chạm lẫn nhau, như cả đoàn xe hơi đang chạy trên freeway 6 lane thì không sao nhưng bỗng bị chui vô 1 lane, thì cụng nhau chát chúa, tạo nên tiếng động.

Áp dụng nguyên tắc này, người ta bơm cái cuff (cái vòng bơm hơi chung quang cánh tay khi đo máu) lên quá áp xuất của máu. Lúc ấy đông mạch sẽ bị chẽn cứng lại, như kẹt xe, không có tiếng động gì cả. Rồi tư từ người ta giảm cáp suất trong cuff.

Đến một lúc nào đó thì áp xuất bên ngoài tương đương với áp suất bên trong động mạch, và rồi sau đó giảm tiếp, hơi thấp hơn áp động mạch một tí.. Khi ấy, máu trong động mạch bắt đầu có cơ hội chui qua một lỗ nhỏ trong động mạch khi tim bóp lại, như đường 6 lane chui vào 1 lane, tạo nên hiện tượng turbulence của máu, nghĩa là các phân tử máu va chạm nhau, như nước chảy từ ống lớn chui qua lỗ nhỏ. Nó sẽ tạo ra tiếng «xì, xì», mỗi khi tim bóp vào, bơm máu. Tiếng xì đầu tiên mà người đo máu nghe được chính là số bên trên của áp huyết, hay systole.

Tiếng xì xì đồng nhịp với sự co thắt của tim tiếp tục nhịp cho đến khi áp suất bên ngoài, tức là áp suất của cái cuff vòng cánh tay mình, giảm xuống đến mức độ bằng hoặc thấp hơn áp suất của động mạch khi tim phồng ra, hay nhả ra. Lúc ấy thì hiện tượng đường 6 lane chui vô 1 lane không còn nữa, xe chạy thong thả trong 6 lane xuyên xuốt, không đụng ầm ầm, không có turbulence, và do đó không còn tiếng «» nữa. Tiếng xì cuối cùng chính là diastole.

Người đo máu mắt thì ngó cột thủy ngân, tai thì nghe các tiếng xì xì (nhưng thường thì nghe như «tục tục» hay «bịch , bịch»). Họ ghi nhận áp suất ở tiếng «bịch» đầu tiên, gọi là số trên, systole, và tiếng bịch cuối cùng, là số dưới, diastole.

Thế là xong phần nguyên lý đo áp huyết.

Vậy thì áp huyết bao nhiêu là vừa?

Người ta thường nói 120/80 là trung bình. Các bà, các cô VN hay Á đông hễ thấy áp huyết 106/62, chẳng hạn, thì xanh mặt.

«Ôi, tui thiếu máu», «ôi, tui bị áp huyết thấp, chóng mặt wá, nhức đầu wá»

Ngay cả nhiều BS cũng hát bè theo, «ồ áp huyết của chị hơi thấp»

Rầu thấy mồ luôn, chẳng thiếu máu cũng chẳng bị áp huyết thấp chi cả.

Thưa bà con, nhiệm vụ của trái tim là làm sao bơm máu đi châu thân, đến «tiền tuyến» hay mô ngoại vi như ngón tay, ngón chân, một cách hiệu quả. Con voi bự như cái đình, ắt cần trái tim bơm rất mạnh, áp huyết cao, mới đẩy máu tới cái chóp đuôi của nó được. Còn con chuột lắc thì nhỏ xíu, có cần cái máy bơm khổng lồ với công suất của trái tim con voi, áp huyết của con voi chăng? Dĩ nhiên là không.

Tây y bắt nguồn từ người phương Tây, ông nào bà nấy như con voi, còn mình thì chỉ hơn con chuột lắc một chút. Con số 120/80 là trung bình cho người Tây Phương nhưng không phải như vậy mới là chuẩn. Người đàn bà, con nít, áp huyết thấp hơn như vậy là thường, chẳng bệnh hoạn gì cả. Chỉ khi nào áp huyết của mình bình thường khoảng 145/95, nay bỗng tuột cái rẹt xuống còn 90/45, thì lúc ấy mới có vấn đề.

Vậy thì áp huyết bao nhiêu thì gọi là cao, bao nhiêu là thấp?

Theo sách y, nếu con số trên từ 140 trở lên, hoặc con số dưới từ 90 trở lên thì là áp huyết cao. Nhưng định nghĩa này chỉ có tính tương đối. Còn nếu con số trên dưới 80, con số dưới dưới dưới 40 thì thấp.

Câu hỏi kế tiếp của quý vị là sao áp huyết của tui là 178/67, vậy thì cao hay thấp?

Số trên thì cao, số dưới thì dưới trung bình.

Đây là hiện tượng cao áp huyết thưòng thấy ở người cao niên. Quý vị sẽ thấy cái gap, sự cách biệt giữa số trên và số dưới khá xa (nếu áp huyết 120/80 thi sự cách biệt giữa hai con số là 40mmHg (thủy ngân)), trong trường hợp áp huyết 178/ 67 thì sự cách biệt đến 111mmHg, khác quá xa.

Tại sao như vậy?

Vấn đề không nằm ở trái tim mà ở động mạch. Khi ta còn trẻ, động mạch mềm, dễ co giãn. Khi tim bóp cái xịt, máu phọt ra, động mạch sẽ chìu ý mà nở ra dễ dàng, do đó tuy khi tim đập áp huyết có cao hơn khi tim nhả ra, như không tăng quá cao.

Người già, động mạch của họ như cái ống nước cao su bị phơi nắng hàng mấy chục năm trường (như thôi, chớ đương nhiên động mạch thì không phơi nắng được), nó so cứng lại, mất tính mềm dẽo, đàn hồi. Và thế là khi trái tim bóp cái xịt, động mạch không thèm nở ra, khiến lòng mạch chật chội, áp huyết tăng cao. Nhưng khi tim nhả ra, không bóp máu, thì động mạch dù sơ cứng cũng không ảnh hưởng đến áp suất vì không bị máu bơm thêm vào.

Do sự sơ cứng của động mạch trong người già, quý cao niên thường có systole, con số trên cao, và cách biệt giữa số trên và dưới khá xa. Nói đây là bệnh cao áp huyết cũng được, nhưng nhìn hiện tượng cao áp huyết này như một lẽ thường của sự lão hóa thì cũng không sai. Hầu như, chỉ hầu như, đương nhiên già thì bị.

Những người tập thể thao nhiều, đông mạch co giãn hoài, cộng với đời sống điều độ, thì ít bị sơ cứng động mạch hơn. Ngày xưa người ta quan niệm áp huyết (systole) của một người già bằng với số tuổi của họ cộng với 100. Nghĩa là nếu cụ 75, có áp huyết 175 (số trên) là chuyện thường ngày ở huyện.

Quan niệm ấy vẫn đúng, nhưng nay người ta thấy rằng nếu làm áp huyết của cụ giảm xuống thì cụ sống lâu hơn một chút.

Vậy áp huyết hại ta như thế nào?

Rầu nhất hạng là người thường không hiểu về tác hại của áp huyết, hở mỗi chút là mỗi lo.

Áp huyết của một người, trong một ngày, lên xuống ì xèo, không thể vì một lần đo thấy 178/99 rồi xanh mặt chao dao, tưởng như mình sắp đứt gân máu.. Khi ta nóng giận, tức tối, đau đớn, khó chịu, thiếu ngủ, căng thẳng, áp huyết đều tăng.

Nhưng áp huyết cao chỉ có hại nếu nó cao trường kỳ. Nó sẽ làm hư hao động mạch. Vì bộ phận nào của ta cũng đều cần máu nuôi dưỡng, mạch dẫn đến cơ quan nào hư thì cơ quan đó «dẹo niền» luôn. Mạch lên não hư thì tai biến mạch máu não, tức là stroke, mạch dẫn đến (bắp thịt của) tim hư thì bị nhồi máu cơ tim. Mạch dễn đến mắt hư thi... đui. Mạch dẫn đến dương vật hư thì... liệt. Đơn giản chừng ấy.


Vậy làm sao để áp huyết không cao?

Trước khi dùng thuốc thì tập thể dục, thể thao, ăn uống vừa phải (ít chất mặn). Nếu áp huyết vẫn cao thì uống thuốc. Quý vị nào muốn dùng thuốc cỏ, thuốc Nam, rau cần, vân vân thì cứ dùng. Chúng tôi cho rằng các thứ thuốc Nam này cũng có dược tính nhưng liều lượng cần thiết, phản ứng phụ và hiệu nghiệm ra sao, chúng tôi không biết (và cũng KHÔNG CẦN BIẾT vì chúng tôi chỉ cần uống một viên thuốc bằng ăn mấy bó rau).

Nếu ai đó quan niệm rằng uống dược thảo sẽ không bị phản ứng phụ, không bị «nóng», tốt hơn thuốc tây, thì trước khi kết luận, xin điều nghiên qua một ít thống kê xem người xưa dùng thuốc cỏ có ít bị tai biến mạch máu não, nói nôm nay là trúng gió, có ít bị nhồi máu cơ tim, có sống dai hơn người dùng thuốc Tây thời nay không.

Tóm lại, quan niệm của chúng tôi vô cùng đơn giản.

Thứ nhất, không ai tránh được bệnh và chết (trừ phi chết bất đắc kỳ tử), nên khỏi cần lo lắng về bệnh tật, chắc chắn nó sẽ đến với ta. Không lo cũng bệnh mà lo thì càng... dễ bệnh hơn.

Thứ hai, khi cái xe của chúng tôi bị hư, vì không biết về cơ khí, tôi giao phó nó cho anh thợ hay kỹ sư. Bệnh nhân cũng nên có thái độ này đối với sức khỏe của mình, giao cho BS lo.. Tiếc là trong đời hành y của tôi, số người Việt không giỏi tiếng Anh mà có quan niệm và thái độ điềm tĩnh này chiếm KHÔNG ĐẾN 10%, chưa chắc đến 5%.

Kết quả là áp huyết của họ cao vì lo lắng những chuyện không đáng lo.

Cuối cùng, chúng tôi quan niệm người ta bệnh trầm kha và chết mỗi ngày, mình vẫn dửng dưng. Nếu khi mình bệnh mà mình lo lắng thái quá thì vừa chứng minh lòng vị kỷ, vừa tổn tâm hao trí. Đời sẽ mất vui.
BS Nguyễn văn Hoàng

Top 10 bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh

  Top 10 bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh. Minh Ánh Người cao tuổi theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là nhữ...