Sức Khỏe

Sức Khỏe
Sức Khỏe

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

8 việc hại sức khoẻ cho người cao tuổi



8 việc hại sức khoẻ cho người cao tuổi


Theo Trí Thức Trẻ

Nếu nhà bạn có người cao tuổi, nhắc họ tuyệt đối
không làm 8 việc hại sức khoẻ này

Hạn chế được 8 hành động này, người cao tuổi sẽ tránh được cơ số những nguy hiểm đối với sức khỏe.

1. Không dùng quá sức khi đi đại tiện

Hạn chế dùng sức rặn khi đi đại tiện là một trong những điều cần lưu ý đối với người cao tuổi. Bởi hành động này sẽ khiến ổ bụng chịu áp lực lớn, huyết áp lên nhanh và làm tăng nguy cơ xuất huyết não.

Bên cạnh đó, việc dùng sức rặn quá mạnh khi đi đại tiện còn tăng áp lực đối với tim và có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim.

Những người cao tuổi mắc chứng táo bón nên tăng cường ăn rau xanh và hoa quả giàu chất xơ, hình thành thói quen đại tiện đúng giờ hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để việc đi vệ sinh diễn ra dễ dàng và an toàn hơn.

Nếu nhà bạn có người cao tuổi, nhắc họ tuyệt đối không làm 8 việc hại sức khoẻ này - Ảnh 1.

  
Đại tiện cũng là một vấn đề sức khỏe cần lưu ý đối với người lớn tuổi.
(Ảnh minh họa).

2. Không nên vội rời giường khi vừa ngủ dậy

Khi vừa thức dậy, những người tuổi tác đã cao nên hạn chế việc xuống giường ngay lập tức để tránh nguy cơ xuất huyết não, thậm chí đứt mạch máu não.

Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi có tiền sử cao huyết áp hoặc mắc bệnh động mạch vành.

Các chuyên gia kiến nghị, người cao tuổi nên tuân thủ nguyên tắc «chậm thêm 3 lần, tránh hại một giây».

Tức là sau khi ngủ dậy, họ nên nằm yên trên giường thêm ba phút, từ từ ngồi dậy trong 3 phút, sau đó tiếp tục ngồi ở mép giường, thả lỏng 2 chân trong 3 phút rồi mới rời giường.

3. Không nên ăn quá nhanh

Đối với những người cao tuổi mắc huyết áp cao hoặc có tiền sử xuất huyết não, thói quen ăn quá nhanh được ví như «hung thần» sức khỏe của họ.

Nguyên nhân là bởi chức năng nhai nuốt và tiêu hóa của họ đã bị thoái hóa theo thời gian và tuổi tác. Do đó, ăn quá nhanh sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa của nhóm người này, thậm chí còn dễ bị nghẹn, gây tổn thương thực quản và tăng áp lực lên tim.

Nếu nhà bạn có người cao tuổi, nhắc họ tuyệt đối không làm 8 việc hại sức khoẻ này - Ảnh 2.

Ăn uống từ tốn sẽ giúp người cao tuổi tránh được nhiều nguy hiểm đối với cơ thể.
(Ảnh minh họa).

4. Không nên đứng co một chân để mặc quần

Khả năng giữ thăng bằng ở người cao tuổi rất kém, nên việc đứng co một chân để mặc quần dễ khiến họ bị ngã và có nguy cơ gãy xương.

Vì vậy, cách mặc quần an toàn nhất đối với họ là ngồi lên giường hoặc dựa vào một vị trí cố định chắc chắn.

Ngoài ra, khi rời giường hoặc đi vệ sinh, đi tắm cũng là thời điểm dễ ngã. Những người tuổi tác đã cao nên chú ý vịn tay vào chỗ chắc chắn rồi mới từ từ hoạt động.

5. Không nên nói nhanh, nói nhiều

Các chuyên gia y tế đặc biệt khuyến cáo, những người cao tuổi mắc bệnh tim hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa nên hạn chế nói quá nhanh, quá nhiều.

Trên thực tế, khi tuổi tác đã cao, càng nói to bao nhiêu sẽ càng gây hại cho sức khỏe của họ rất nhiều. Nói nhiều, nói nhanh, nói to đều khiến nhịp tim và huyết áp tăng nhanh một cách đột ngột.

Trong trường hợp tranh cãi với người khác, huyết áp của họ lại càng dễ tăng cao. Vì vậy, người cao tuổi nên duy trì thói quen nói chuyện nhỏ nhẹ, từ từ, giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp và hạn chế tranh cãi cùng người khác.

Nếu nhà bạn có người cao tuổi, nhắc họ tuyệt đối không làm 8 việc hại sức khoẻ này - Ảnh 3.

Rèn luyện và duy trì thói quen nói chuyện từ tốn, thong thả
cũng là một cách để bảo vệ sức khỏe đối với người cao tuổi.
(Ảnh minh họa).

6. Không bước lên cầu thang quá nhanh

Tuổi tác càng cao, các bắp thịt, xương cốt và hệ thống thần kinh càng lão hóa. Nếu trong lúc bước lên cầu thang, hệ thống thần kinh phụ trách điều khiển bỗng nhiên bị «chậm» lại và không theo kịp hành động cơ thể thì nguy cơ bị ngã là rất cao.

Vì thế, khi bước lên cầu thang, người cao tuổi nên chú ý vịn tay vào tường hoặc lan can, bước chắc chắn, từ từ, chậm rãi để đảm bảo an toàn.

7. Hạn chế khom lưng

Trên thực tế, khom lưng là hành động không thích hợp với hầu hết người cao tuổi, đặc biệt là nhóm người có tiền sử mắc bệnh về hệ thống thần kinh.

Sự thoái hóa về xương cốt và hệ thống thần kinh khiến người già có khả năng thăng bằng kém, khớp xương cứng và bắp thịt không đủ khả năng bảo vệ xương cốt.

Bởi vậy, việc khom lưng quá thấp dễ dẫn đến nguy cơ trật khớp và làm tổn thương tới các khớp xương.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người cao tuổi nên tránh việc đột ngột khom lưng quá nhanh để hạn chế nguy cơ xuất huyết não. Trong trường hợp phải cúi người nhặt đồ, họ nên cúi xuống một cách từ từ, vịn tay vào vật cố định hoặc ngồi xuống nhặt đồ với tư thế thẳng lưng.

Nếu nhà bạn có người cao tuổi, nhắc họ tuyệt đối không làm 8 việc hại sức khoẻ này - Ảnh 4.

Theo thời gian, xương cốt của chúng ta sẽ bị thoái hóa.
Vì vậy, khom lưng hay cúi người đột ngột
là hành động nên hạn chế khi tuổi tác đã cao.
(Ảnh minh họa).

8. Tránh quay đầu đột ngột

Khi quay đầu quá nhanh, các mạch máu dẫn lên não của người cao tuổi sẽ bị chèn ép đột ngột, dẫn đến tình trạng thiếu máu não, thậm chí kéo theo các biến chứng nguy hiểm như ngất, hôn mê, tai biến, đột tử.

Vì vậy, cách tốt nhất là người cao tuổi nên quay cả người lại phía sau, hoặc quay đầu một cách từ từ.

Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Hiểu sai về hạn sử dụng − Sai lầm vứt bỏ thực phẩm và thuốc



Hiểu sai về hạn sử dụng
Sai lầm vứt bỏ thực phẩm và thuốc


Brad Mackee /AARP Bulletin


MỘT BÀI RẤT ĐÁNG ĐỌC.
Vì hiểu sai về hạn dùng, 90% người  Mỹ ngay cả người Việt Nam cũng vậy!
Họ đã phạm sai lầm là vứt bỏ thực phẩm và thuốc quá sớm.
1/. Thực phẩm


Họ nghĩ rằng thực phẩm sẽ không còn dùng được sau ngày qui định đó, trong khi thật ra ý nghĩa đúng nhất mà các nhà sản xuất muốn nói đến là thực phẩm sẽ đạt tình trạng tươi tốt nhất vào ngày qui định trên nhãn hiệu, chứ không phải là sẽ bị hư hỏng ngay sau ngày đó.

 
Một cuộc nghiên cứu mới đây do ban bảo vệ nguyên liệu thiên nhiên phối hợp với ban quy định điều lệ thực phẩm của đại học Harvard cho thấy phần đông người tiêu dụng thường lẫn lộn về ý niệm «bán đến ngày» (sell by), «tiêu thụ đến ngày» (use by), «dùng tốt nhất trước ngày» (best before).
Theo bà Dara Gunders, một trong những người tham gia cuộc nghiên cứu trên thì ý niệm lệch về ngày tháng hết hạn khiến cho biết bao thực phẩm và nguyên liệu để chế biến chúng đã bị lãng phí vì ai cũng sợ ăn vào sẽ mang bệnh. 25% người dân thậm chí còn vứt bỏ thực phẩm sớm hơn ngày quy định.
Nhóm nghiên cứu trên nghĩ rằng nguyên nhân gây ra sự lẫn lộn chính là vấn đề thiếu sót của liên bang trong việc xác định tiêu chuẩn từng nguồn thực phẩm, đưa đến sự tự tiện ra luật lệ ở cấp tiểu bang về cách đánh giá thực phẩm và cách ghi ngày tháng hạn định trên bao bì.



Nói cách khác như bà Dara Gunders nhận định thì thật là một việc rối nùi, mà hậu quả gây ra khiến cho hằng năm có 40% thực phẩm còn tốt không được sử dụng tới, trị giá lên đến 165 tỉ đô la, tính bình quân ra là 455 đô la lãng phí đối với một  gia đình 4 người.
Cũng theo các nhà nghiên cứu thì trong khi họ đang đề nghị các bộ ngành thực phẩm phải có một công thức chuẩn mực rõ ràng về thời hạn, cách tốt nhất đối với người tiêu dùng là tự tìm hiểu cấu trúc thực phẩm và cách bảo quản, tồn trữ của từng loại thức ăn, trong đó một kiến thức quan trọng là cách xử dụng hữu hiệu  tủ lạnh để vừa bớt tốn điện vừa kéo dài sự tươi tốt của thực phẩm.


2/. Thuốc
Hàng năm người Hoa Kỳ đã liệng đi cả tỷ bạc Mỹ Kim thuốc Tây mà nhãn hiệu của các nhà bào chế nói là «quá hạn» theo lời dặn là phải của các dược sĩ là phải vứt đi.
Sự thật như thế nào?
Có phải liệng đi những thuốc «bị quá hạn» không?
Có đúng là thuốc «bị quá hạn» sẽ hết hiệu nghiệm hay là sẽ «hư hại» sau ngày «quá hạn» dán ngoài hộp thuốc?
Gerald Murphy, là một dược sĩ nay đã về hưu hiện cư ngự tại Ormond Beach, TB Florida không nghĩ như thế. Ông ta nói rằng đa số các thuốc «quá hạn» vẫn còn tốt và hiệu nghiệm nhiều năm sau ngày «hết hạn», mà do các hãng dược phẩm «cố ý» dán vào bao thuốc, để bắt người tiêu thụ phải mua thuốc mới để kiếm tiền mà thôi.

Ông đã trải qua cả chục năm tranh đấu cho việc «đặt để ngày hết hạn thuốc» phải dựa trên tiêu chuẩn khoa học chứ không phải dựa theo «chu kỳ» do các hãng dược phẩm tự ý «chọn lựa» được. Tại nhiều Tiểu Bang các dược sĩ tự động «cho» một ngày quá hạn khác – nhiều khi sớm hơn ngày quy định của các hãng bào chế nữa. Ông nói: «Họ làm tiền bằng cách khuyến khích người tiêu thụ liệng đi những thuốc hãy con tốt, để mua thuốc mới.»
Ông Murphy được một «thắng lợi nho nhỏ» năm 2005, là Quốc Hội Florida đã nói với Hiệp Hội các dược sĩ Florida là «Không cần phải ghi ngày quá hạn trên các hộp thuốc nữa» như họ đã làm từ năm 1993.
Ông Murphy không phải hành động đơn độc. Cơ quan Quản Trị Thực Phẩm, Thuốc Men Hoa Kỳ ( US Food and Drug Administration=FDA ), trong những thử nghiệm cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, đã xác nhận rằng đa số các thuốc tây bán theo toa bác sĩ, hay bầy bán tại các tiệm thuốc vẫn còn hiệu nghiệm và an toàn rất lâu sau ngày «quá hạn» của các nhà bào chế. ( The U.S. Food and Drug Administration, in tests for the Defense Department has determined that most prescription and over-the-counter drugs remain safe and effective long after the manufacturer’s expiration date – in some cases, may years longer.)

Nhưng khảo cứu của cơ quan FDA không kể đến những thuốc để trong những phòng tắm có hơi ẩm hay trong xe nóng bỏng mùa hè. Bà Mary L. Euler, phụ tá khoa trưởng tại trường Đại Học Dược Khoa Missouri tại Kansas City, và là phát ngôn viên của Hiệp Hội Dược Phẩm Hoa Kỳ nói:
«Tôi có nghĩ rằng một cuộc khảo cứu rất cần thiết để tìm hiểu rõ về vần đề này không? – Tôi tin chắc chắn như vậy»
Năm 2001 Hiệp Hội Dược Sĩ Toàn Quốc Hoa Kỳ yêu cầu kỹ nghệ bào chế thuốc Tây đầu tư vào việc nghiên cứu kia, nhưng không được trả lời. (*)
Dân Biểu CH-Tb Pennsylvania là Tim Murphy đã yêu cầu cơ quan FDA cho một ban chuyên viên nghiên cứu riêng về vấn đề «quá hạn này».
Ông nói: «Có cái gì rõ ràng là không ổn. Ngay bây giờ, các ngày quá hạn đều do các nhà bào chế thuốc tự động quy định, làm sao mà biết được thực hư?»

Ông Armon Neel Jr, một dược sĩ tại Griffin TB Georgia mà công tác đặc biệt là xem xét lại các loại thuốc dùng trong các nhà dưỡng lão và phải ký giấy huỷ bỏ các loại thuốc «hết hạn» quả làm lòng ông không yên ổn.
Ông nói: «Thấy thuốc bị đưa vào lò đốt đi – cả triệu triệu Mỹ Kim – thật không đúng chút nào hết.»
Các bệnh nhân nào nếu còn thuốc dư, mà nghĩ rằng hãy còn tốt thì nên hỏi bác sĩ riêng của mình.
(*) .- Các nhà bào chế làm thinh là đúng quá rồi, vì chạm đến túi tiền của họ. Bệnh nhân và người tiêu thụ phải vứt thuốc cũ đi để mua thuốc mới thì họ được lợi bao nhiêu? Nên nhớ rằng mỗi năm có hàng ngàn dự luật «làm lợi» cho người dân Hoa Kỳ bị «nằm chết» trong các hộc bàn của các vị Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ, nhất là các vị được làm Trưởng Ban hay Trưởng Tiểu Ban.

Vì dụ điển hình là «Dự Luật cho người dân Hoa Kỳ mua thuốc từ bên Canada giá rẻ bằng 1/10 giá thuốc ở Mỹ» đã chết thảm vì sự «chống đối mãnh liệt» (chạy chọt vận động – lobby) của các hãng bào chế Hoa Kỳ và Hiệp Hội Dược Sĩ Mỹ Quốc.
Việc đề nghị hỏi các ông bác sĩ gia đình cũng không xong, vì mấy vị bác sĩ này không có rành về thuốc lắm vả lại họ còn sợ bị đưa ra tòa nữa, nếu «cho phép» bệnh nhân dùng thuốc cũ rồi sau này sinh chuyện không lành.

Brad Mackee /AARP Bulletin

Lợi Ích Chân Trần Chạm Đất (Grounding)



Lợi Ích Chân Trần Chạm Đất (Grounding)

Ngọc Quỳnh

Đi chân đất giảm nguy hiểm.
«Chân không có rễ, đất không nễ ai» là câu ca dao giản dị của tổ tiên Việt Nam truyền dạy cho chúng ta phương pháp gìn giữ và phát triển sức khỏe cả thân và tâm qua yếu quyết: Chân Trần, Nằm Đất. Có lẽ vì yếu quyết chân trần, nằm đất quá đơn giản nên chúng ta thấy thường, xem nhẹ, để rồi yếu quyết bình dị nhưng tuyệt vời này ngày càng bị mai một theo thời gian.
Trở về với Thiên Nhiên; chân trần chạm đất là yếu quyết căn bản của phương pháp Hoàn Nhiên. Khoa học chứng minh, mặt đất là một bình điện khổng lồ giúp quân bình tích điện âm dương trong cơ thể nếu chúng ta chạm một phần thân thể trực tiếp với mặt đất thì quá trình quân bình tích điện sẽ xãy ra.
Vài nghiên cứu khoa học bên dưới được dịch lại từ bài viết của của 3 tác giả: Clint Ober, Gaetan Chevalier, và Martin Zucker trong quyển sách nói về những ích lợi tuyệt vời khi chúng ta nối kết một phần thân thể trực tiếp với mặt đất, xin tạm gọi là phương pháp chân trần.


1/ Giảm phong thấp và đau nhức.
Chân trần chạm đất có khả năng giúp giảm đau nhức, sưng và viêm (inflammation). Bên dưới là bức ảnh của một người phụ nữ 44 tuổi bị chứng đau lưng kinh niên, được theo dõi bằng máy ghi hình (thermography).
Bức hình bên trái được chụp trước khi thực hiện phương pháp chân trần. Vùng màu đỏ là vùng bị đau nhức và sưng viêm. Hình bên phải được chụp sau 4 đêm ngủ nằm đất. Người phụ nữ cho biết:
• Đau nhức giảm 30%.• Triệu chứng đau nhức quấy rầy giấc ngủ giảm 70%• Bắp thịt đau, cứng vào buổi sáng giảm 30%
4 tuần tiếp theo, người phụ nữ cho biết:
• Đau nhức giảm 80%• Không còn bị cơn đau quấy rầy khi ngủ• Bắp thịt đau, cứng vào buổi sáng giảm 70%
Sau 8 tuần, bà nói chứng đau nhức kinh niên của bà đã hết hẳn.
2/ Giảm căng thẳng (Stress)
Khi chân trần chạm đất, hocmon gây nên stress và cortisol được quân bình trở lại. Hình bên dưới là kết quả nghiên cứu sau 8 tuần áp dụng phương pháp chân trần cho 12 người nam và nữ:
Kết quả như sau:
• 11 trên 12 người dễ chìm vào giấc ngủ hơn.• 5 trên 6 người nữ giảm những triệu chứng bất thường ở thời kỳ kinh nguyệt và tiền mãn kinh.• 9 trên 12 người cảm thấy nhẹ nhàng, nhiều năng lượng hơn.• 9 trên 12 người giảm các chứng căng thẳng, sợ hãi, trầm cảm, dễ cáu gắt.
3/ Máu huyết lưu thông tốt hơn
Những nghiên cứu của Bác sĩ Sinatra chứng minh rõ ràng những lợi ích chân trần giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm những tình trạng máu đặc, máu cục, giảm nguy cơ tim mạch và tai biến. Hình bên trái là hình chụp trước khi áp dụng phương pháp chân trần. Hình bên phải là hình chụp sau khi chân trần chạm đất 30 phút.
Bên cạnh đó, phương pháp chân trần còn giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, vận chuyển oxy và các dưỡng chất đến các tế bào tốt hơn. Bức hình bên dưới được chụp sau 20 phút áp dụng phương pháp chân trần:
Máu được lưu thông lên mặt tốt hơn (hình bên phải). Được chụp bằng máy Speckle Contrast Laser Imager (màu xanh da trời đậm = máu lưu thông thấp nhất, màu đỏ đậm = máu lưu thông nhiều nhất)
Hình bên dưới là một nghiên cứu khác thật đáng kinh ngạc. Hình giữa cho chúng ta thấy hình chụp máu khỏe mạnh sau khi thực hiện phương pháp chân trần. Hình bên trái cho thấy độ đậm đặc của máu tăng nhiều sau 1 giờ dùng máy tính (computer). Hình bên phải cho chúng ta thấy rõ độ liên kết của máu chỉ sau 10 phút dùng điện thoại di động (smart phone)
Nghiên cứu 8 tuần.

Sống trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta khó tách rời những những tiện nghi mà khoa học kỷ thuật đã cống hiến; tivi, máy tính, microwave, điện thoại, sóng wifi, cửa tự động, v.v… Rõ ràng, những phương tiện này ra đời nhằm mục đích phục vụ loài người, giúp tăng năng suất làm việc để chúng ta tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng cuộc sống mà trong đó tập luyện thể thao, trở về với thiên nhiên để quân bình và phát triển thân tâm là việc mà chỉ mỗi mình bản thân chúng ta phải tự thực hiện, không thể nhờ ai khác.
Mùa xuân đang về trên khắp mọi nơi, cây cối nãy lộc đâm chồi rộn ràng hòa nhịp thở cùng với tiết xuân. Thân thể mình kính mong bạn hãy Hoàn Nhiên; chân trần chạm đất, tập luyện hơi thở để thân tâm mình đơm hoa cùng Thiên Địa.
Mọi thắc mắc về phương pháp và lớp tập Hoàn Nhiên, kính mời quý vị vào www.hoannhien.com hoặc liên lạc 714-494-3369.
Kính chúc quý vị một mùa xuân an lạc và năm mới bình an.
Quỳnh Như


Hầu hết chúng ta đều cau mày khi nhìn thấy người đi chân đất. Chúng tôi bắt đầu suy nghĩ rằng đó là một phần của triết học bói toán «triết học hippie» - liên quan đến việc thiếu trách nhiệm và thiếu thận trọng.
Tuy nhiên, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đi bộ chân đất - «nối đất», đã trở thành một xu thế văn hoá đối ngoại kỳ lạ nhận được ủng hộ mạnh mẽ. Bởi các nghiên cứu khoa học đã chứng minh đi chân trần có nhiều lợi ích về sức khoẻ.
1. Cân bằng điện tích trong cơ thể
Cơ thể của bạn phát ra điện tích dương thường xuyên, trong khi trái đất dẫn điện tích cực với các gốc tự do. Vì cơ thể và trái đất của bạn dẫn nhau, đi bộ chân trần giúp thúc đẩy sự cân bằng lành mạnh của phí tích cực và tiêu cực. Bởi vậy, đi chân trần có trách nhiệm giữ hệ thống điện sinh học của bạn ổn định.
Tất cả chúng ta đều cần một liều lượng các ion âm của trái đất. Laptop, ĐTDĐ, Ipad, ti vi, lò vi sóng và bất cứ thứ gì khác có nguồn điện cung cấp bluetooth, wifi đều phát ra các ion dương. Đi bộ chân trần xung quanh trong một môi trường giúp con người bị ngắt kết nối khỏi điện tích âm tự nhiên của trái đất.
2. Cải thiện việc cân bằng cơ thể
Khi bạn mang bàn chân của mình tiếp xúc với mặt đất, nó kích thích hệ thống tiền đình có trách nhiệm cân bằng và phối hợp. Bằng cách này, vòng lặp của các mạch thần kinh giúp cải thiện sự cân bằng trong cơ thể. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn lớn lên, vì khi đó cơ thể cảm thấy mất cân bằng, các tế bào thần kinh trong não bắt đầu thoái hóa.
Đi bộ chân đất sẽ giúp ích trong việc gửi tín hiệu từ các cơ quan thụ cảm được nhúng vào lòng bàn tay của bạn đến các dây thần kinh trong não. Vì vậy, nếu bạn đang đi bộ trên chân đất trên cỏ, các tín hiệu tiềm năng được gửi từ các cơ quan thụ cảm của đế sẽ làm tấy mạch thần kinh của bạn và giúp duy trì cân bằng cơ thể.
3. Giúp cung cấp máu lưu thông đến chân của bạn
Có thể bạn không nhận ra nhưng bàn chân làm việc rất khó khăn khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Vì lý do này, đôi khi điều quan trọng đối với đôi chân của bạn là được nhận máu tuần hoàn máu tốt.
Bạn nghĩ rằng sẽ có đủ máu xung quanh lòng bàn chân vì nguyên lý trọng lực, nhưng sự thật là máu trong cơ thể sẽ gặp nhiều sức đề kháng khi nó cố gắng lưu thông đến đôi chân. Để chống lại lực, bạn nên đi bộ trên sàn mà không có giày của bạn bất cứ khi nào có thể.
4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Người ta gợi ý rằng đi bộ chân đất sẽ tối ưu hoá lượng máu tích tụ do đó ức chế sự dày lên của máu. Máu có độ nhớt cao nghĩa là nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, vì vậy bằng cách đi bộ chân trần, bạn có thể giữ cho các trường hợp khẩn cấp giữ cho hoạt động của tim ổn định.
5. Làm giảm huyết áp của bạn
Đi bộ chân đất, đặc biệt là trên xương rồng có thể giúp ích rất nhiều trong việc làm giảm huyết áp của bạn. Đi bộ trên đá giống như một phương pháp trị liệu phản xạ, kích thích các điểm bấm huyệt trên lòng bàn chân. Một khả năng là nó hoạt động như một massage dựa trên trọng lực giúp thư giãn cơ thể và làm giảm huyết áp trong quá trình này.
Theo một lý thuyết châm cứu, kênh thận bắt đầu ở chân, nơi nó được gọi là Thận 1 hoặc «Gushing Spring». Sự kích thích của khu vực này được biết là làm giảm năng lượng thừa từ đầu. Điều này có tác dụng sinh lý làm giảm huyết áp.
6. Tăng cường cơ bắp chân
Điều này hoạt động đặc biệt khi bạn đang chạy trên các bề mặt với đất nới lỏng, đá cuội hoặc cát. Bạn có nhận thấy rằng đó là một cuộc đấu tranh để có một bước tiến về phía trước trong cát, bởi vì làm thế nào chân của bạn có xu hướng chìm vào nó? Khi đó cơ bắp chân của bạn làm việc chăm chỉ để có thể di chuyển về phía trước.
Bằng cách đi bộ trên cát, cơ thể bạn tiêu thụ năng lượng gấp 2,1 - 2,7 lần so với khi đi trên một bề mặt cứng ở cùng tốc độ. Khi chạy trên cát, cơ thể sẽ tiêu tốn gấp 1,6 lần năng lượng hơn khi chạy trên bề mặt cứng. Năng lượng này được sử dụng để tăng cường cơ bắp giữa bàn chân và lưng của bạn.
Tương tự như vậy, bằng cách đi bộ chân đất trên những lối đi bằng đá cuội, bàn chân của bạn sẽ có cơ hội sử dụng toàn bộ cơ được thiết kế cho bước nhảy tự nhiên của con người, bắt đầu bằng một cuộn nhẹ nhàng của gót chân và kết thúc bằng một cú đẩy ở các ngón chân.
7. Giúp đốt cháy Calo
Nghiên cứu tuyên bố rằng bạn có thể đốt khoảng 50% calo bằng cách đi bộ hoặc chạy trên cát hơn là trên một mặt đất lát gạch. Vì cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để vận hành cơ bắp chân của bạn khi đi chân đất trên cát hoặc trên sỏi, nó cũng có nghĩa là có nhiều calo bị đốt cháy hơn để cung cấp năng lượng bổ sung.
8. Tẩy da chết tự nhiên
Đi bộ chân đất trên bề mặt gồ ghề, chẳng hạn như sỏi, bê tông hoặc cát giống như một cách matxa chân. Nó giống như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên giúp loại bỏ tế bào da chết trên lòng bàn chân của bạn. Lần tiếp theo bạn đi bộ hoặc chạy trên cát hoặc bê tông, hãy chú ý đến phần dưới của bàn chân - bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trẻ mềm và tươi trên da bạn!
9. Cải thiện giấc ngủ
Việc bị phơi nhiễm liên tục các bức xạ điện có thể gây ra nhức đầu nghiêm trọng, chứng đau nửa đầu và do đó có thể gây ra những giấc ngủ rối rắm. Đi bộ chân đất giúp giảm các gốc tự do có hại trong cơ thể, hoạt động chống lại chứng nhức đầu và chứng đau nửa đầu. Nó cũng ổn định nhịp sinh học của cơ thể giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm.
10. Tăng cường tư thế
Ngồi xổm trong những giờ dài ở bàn làm việc của bạn dẫn đến một tư thế bị lỗi, nó có thể dẫn đến đau lưng trầm trọng. Đi bộ chân đất giúp duy trì sự sắp xếp bình thường của cơ thể đối với trọng tâm của trọng lực để tránh những rắc rối về chức năng và cấu trúc.
11. Ngăn ngừa các bất thường ở chân
Trong thời đại ngày nay, chúng ta có xu hướng đi bộ ít hơn và đi làm nhiều hơn bằng xe hơi, tàu hỏa, máy bay và xe buýt. Do lối sống không hoạt động này nên lượng máu cung cấp cho bàn chân của chúng ta sẽ tự động bị xâm nhập. Điều này làm tăng nguy cơ xuất hiện hiện tượng bất thường ở bàn chân như viêm sụn đậu, bunion, và hammertoes gây khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của bạn . Đi bộ chân trần mỗi ngày một lần làm giảm nguy cơ bị các vấn đề sức khoẻ như vậy.
12. Cải thiện Mắt
Bàn chân có nhiều khu phản xạ có liên quan đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả mắt. Đi bộ chân trần tạo ra áp lực tối đa cho ngón chân thứ nhất, thứ hai và thứ ba của bạn, tạo nên những điểm nhấn phản xạ chính cho mắt của bạn. Kích thích những điểm đặc biệt này không chỉ giúp cải thiện thị lực của bạn mà còn giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
Ngoài ra, màu xanh lá cây giúp làm dịu mắt. Người ta cũng nói rằng đi bộ trên sương buổi sáng tươi rất có lợi cho thị giác.


Ngọc Quỳnh

Top 10 bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh

  Top 10 bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh. Minh Ánh Người cao tuổi theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là nhữ...