Sức Khỏe

Sức Khỏe
Sức Khỏe

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Mách bạn 5 cách cạo gió chuẩn cho từng loại bệnh của người Việt


Mách bạn 5 cách cạo gió chuẩn 
cho từng loại bệnh của người Việt, 
giúp người bệnh nhanh thoát khỏi

tình trạng nguy kịch


Cạo gió (đánh gió) là truyền thống chữa bệnh của người Việt, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cạo gió được và tùy từng loại bệnh mà có cách cạo gió cụ thể.


1. Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy

Khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa, ngoài việc uống thuốc trị tiêu hóa, bạn có thể áp dụng phương pháp cạo gió để mau hết bệnh. Bạn nhờ người cạo giữa sống lưng và 2 bên mạng sườn từ trên xuống. Cạo trước ngực, từ lõm cổ xuống, rồi từ cánh tay đến các đầu ngón tay. Sau đó, cạo từ mặt ngoài chân xuống đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.

Khi bị bệnh đường tiêu hóa, bạn nên cạo giữa sống lưng và 2 bên mạng sườn.




2. Sốt và nhức đầu

Theo các chuyên gia Đông y gợi ý trên báo Người Đưa Tin, khi lên cơn sốt cao và nhức đầu như búa bổ, bạn nên cạo 2 bên đường gân dưới cổ (ngay bên dưới ót) tạo thành 2 đường chéo ở 2 bên vai. Chú ý cạo theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt xương sống lưng số 2,3 ra 2 bên vai.


3. Ho

Khi bị ho gió, ho khan, ho dữ dội lâu ngày không khỏi, bạn nên cạo gió phía sau lưng, giữa sống lưng và trước ngực theo đường thẳng giữa ngực.


4. Bị trúng gió, cảm nắng

Những lúc bị trúng gió, cảm nắng, bạn nên cạo gió sau lưng (giữa lưng và 2 bên), bắt gió ở trước trán (chỗ ấn đường), chà xát 2 bên thái dương (mang tai). Nếu bị ngất thì lấy móng tay ấn mạnh tại huyệt nhân trung cho tỉnh lại. Nếu phát sốt, lấy kim châm các tĩnh huyệt hay đầu ngón tay ra máu. Trong trường hợp người bệnh đầu còn nặng thì ấn mạnh tại xoáy hay huyệt bách hội trên đỉnh đầu và cạo gió thêm ở hai bên tay, chân.

Khi bị trúng gió, bạn nên cạo sau lưng


5. Đau nhức

Người già, người lười vận động sẽ dễ đau nhức mình mẩy khi thời tiết thay đổi. Vậy nếu đau chỗ nào thì bạn cạo ngay chỗ ấy. Tại điểm đau nhức, cạo 2 bên theo đường tuyến từ trên xuống.

Chú ý khi cạo gió:

– Đánh gió trong phòng kín, giữ ấm vào mùa đông, mùa hè không được để quạt thổi trực tiếp vào người bệnh, người bệnh cần được ủ ấm sau khi cạo gió.

– Cơ thể thả lỏng thư giãn, các dụng cụ cạo gió phải sạch sẽ.

– Không nên cạo gió quá lâu, không nên cạo quá mạnh tay gây đau rát.

– Không nên cạo gió cho người mắc bệnh da liễu, bệnh tim mạch, phụ nữ có thai, trẻ em.

– Không nên cạo gió một cách tùy tiện, chỉ nên đánh gió khi người bị cảm mạo (cảm mạo phong hàn hay phong nhiệt), đau đầu, đau lưng, sốt không ra mồ hôi.

– Sau khi cạo gió nên uống một bát trà gừng hoặc một bát cháo có tía tô với hành, hay một cốc nước sôi để nguội có pha chút muối. Nằm yên trên giường, không nên ra ngoài vì dễ nhiễm lạnh, đặc biệt không được tắm sau khi cạo gió.

Theo thethaovanhoa.vn
●  ● 

7 đối tượng tuyệt đối cấm chỉ cạo gió



Cạo gió (hay đánh cảm) là phương pháp trị bệnh dân gian khá phổ biến. Nhưng nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn với sức khỏe. Trên thực tế, có rất nhiều đối tượng bị cấm chỉ định hoàn toàn với cách làm này.

Người ta thường coi cạo gió là một cách để làm giảm đau tức thời, tống khứ chất độc. Nhưng cũng bởi thế mà rất nhiều người đã hóa ra nghiện cạo gió. Có người tự cạo gió hoặc nhờ người khác cạo gió cho mình hàng tuần, thậm chí hàng ngày.

Y học đã ghi nhận nhiều trường hợp co giật, líu lưỡi, đứt mạch máu não chỉ vì cạo gió. Vì thế, các bác sĩ đã đưa ra khuyến cáo đặc biệt với những người nằm ở danh sách dưới đây mỗi khi họ có ý định cạo gió.


1. Trẻ em

Da trẻ rất nhạy cảm và mỏng manh, nếu cạo gió sẽ gây ra rất nhiều thương tổn. Cạo gió có thể khiến trẻ đau đớn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu trẻ bị rối loạn đông máu hoặc bị sốt xuất huyết.


2. Người bị bệnh tim

Người đang gặp các vấn đề về tim mạch hoặc có tiền sử bị bệnh tim tuyệt đối không được cạo gió. Những động tác cạo, đánh mạnh có thể kích thích các cơn đau thắt tim.


3. Người bị cao huyết áp

Người cao huyết áp cạo gió có thể bị giãn mạch, có thể dẫn đến méo miệng, nặng hơn có thể gây đột quỵ, xuất huyết não.


4. Phụ nữ có thai

Những động tác cạo, vuốt, ấn với lực khá mạnh của việc cạo gió có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là trong những tháng đầu, khi thai nhi còn non.


5. Người mắc bệnh da liễu

Những người có da mẫn cảm không nên đánh gió. Khi chà xát sẽ gây dị ứng. Những người có bệnh ngoài da cũng cần tránh cạo gió vì dễ gây nhiễm trùng, lây lan sang vùng da khác.


6. Người bị đau vai gáy

Cạo gió gây xuất huyết dưới da (điều này giải thích vì sao da đỏ ửng sau khi cạo). Cạo gió có thể gây tụ máu, chèn ép thần kinh, làm cơn đau nhức thêm trầm trọng hơn.


7. Người mắc bệnh máu không đông

Cạo gió làm vỡ các mao mạch dưới da. Những người mắc bệnh máu không đông (Hemophylie) sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm.

Hữu Bằng (tổng hợp)



Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

Lợi ích của xoa bóp bàn chân


Lợi ích của xoa bóp bàn chân

Sơ đồ tất cả những bộ phận trong người dưới bàn chân (Rất hửu ích nên đọc)

> 
Xoa bóp gan bàn chân
 Tư thế ngồi, chân trái đặt lên trên đầu gối chân phải, tay trái giữ bàn chân, tay phải áp sát vào gan bàn chân xoa và xát theo chiều dọc bàn chân 20 lần, làm từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh. Bàn chân sẽ nóng dần lên là tốt.
Sau đó dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp nhẹ các ngón chân, bóp dần xuống đến gót khoảng 5 phút. Dùng ngón tay trỏ day ấn vào huyệt dũng tuyền (giữa gan bàn chân). Sau đó để đầu ngón tay cái vuông góc với gan bàn chân, ấn vào thấy tức là được, day nhẹ nhàng huyệt theo chiều kim đồng hồ. Huyệt này có tác dụng hạ huyết áp, bổ thận, chữa đau lưng mỏi gối.

Đổi bàn chân, trình tự làm như trên.




Xoa bóp mu bàn chân


 Tư thế ngồi, chân trái co lại, gấp đầu gối, bàn chân để áp bằng trên ghế. Dùng lòng bàn tay phải áp lên mu bàn chân, tay trái xoa dọc lên khớp cổ chân 20-30 lần. Sau đó dùng ngón tay cái và trỏ (hai tay) bóp nhẹ các ngón day vào kẽ ngón chân 5 phút, ấn dọc lên mu chân theo từng ngón, sau đó vỗ nhẹ lên mu chân.

 Tiếp đó dùng ngón cái ấn lên huyệt giải khê (giữa nếp lằn cổ chân), huyệt thái xung (giữa kẽ ngón 1, 2 dịch lên 2 đốt ngón tay), huyệt túc lâm khấp (giữa kẽ ngón 4, 5 dịch lên 2 đốt). Mỗi lần ấn khoảng 1 phút cho mỗi huyệt.

Thay đổi hai chân, xoa bóp khoảng 20 phút mỗi lần trong ngày. Ngày làm hai lần. Ngoài ra kết hợp đi bộ. Nên đi chân đất và giẫm vào những hòn sỏi nhỏ, có tác dụng như ấn vào huyệt ở vùng gan bàn chân.











Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm



9 vị trí đau trên cơ thể

là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Có một số căn bệnh mà những cơn đau thường không xảy ra ngay tại bộ phận đó, mà thay vào đó, chúng lại xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể.
Việc phát hiện chúng là khá khó khăn bởi nhiều người lầm tưởng đó chỉ là những cơn đau mỏi cơ. Vì vậy, điều quan trọng là cần nhận biết và phân biệt những cơn đau này để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân.
1. Tim

Đau tim thường xảy ra ở phía trái lồng ngực. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải vấn đề về tim khi xuất hiện những cơn đau nhói ở xung quanh vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng.
2. Phổi và cơ hoành


Khi bạn gặp phải những cơn đau liên tục ở cổ và vai, có lẽ bạn nên đi khám bởi đó là những dấu hiệu của các bệnh về phổi và cơ hoành. Nguyên nhân của những cơn đau này có thể do khó thở hoặc do dây thần kinh chạy từ cột sống tới cơ hoành, thông qua đường phổi.
3. Gan và túi mật


Kiểu đau này khó để nhận biết bởi chúng cũng thường xuất hiện ở vị trí vai và cổ. Nhiều người hay lầm tưởng những triệu chứng này là đau cơ do không tập thể dục thường xuyên hoặc do ngồi máy tính trong một thời gian dài.
Theo Hiệp hội Xoa bóp trị liệu Mỹ, những cơn đau xuất hiện ở xương bả vai cũng liên quan tới các bệnh về túi mật.
4. Dạ dày và tuyến tụy


Thông thường thì những cơn đau báo hiệu các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy khá dễ dàng nhận ra. Theo một nghiên cứu gần đây thì có khoảng 50% những người bị viêm tụy cấp thường gặp những cơn đau xuất hiện ở lưng.
Bên cạnh đó, đau bụng cũng có thể liên quan đến các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy.
5. Ruột non


Những cơn đau quanh vùng rốn là một trong những dấu hiệu cho thấy các vấn đề sức khỏe liên quan tới ruột non. Đau ở vị trí giữa bụng (cơn đau quanh rốn) là cách mà cơ thể phản ánh các vấn đề bệnh lý của cơ quan này như viêm ruột, chứng co thắt ruột hay rối loạn chức năng đường ruột.
6. Đại tràng và ruột thừa


Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng những cơn đau ở giữa ruột có thể là kết quả của các vấn đề về ruột thừa và đại tràng phía bên phải. Bên cạnh đó, cơn đau xuất phát từ vị trí phía bên phải của phần bụng dưới (hố chậu phải) có liên quan mật thiết đến viêm ruột thừa.
7. Thận


Bệnh thận có thể có những cơn đau xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau khiến việc nhận biết gặp nhiều khó khăn, ví dụ như đau ở phần lưng dưới, xương vùng chậu hay phần trên của chân.
Trang IhealthBlogger cảnh báo, các vấn đề về thận sẽ khiến bạn cảm thấy đau ở cả hai bên vùng sườn lưng dưới, nằm ngay phía dưới xương sườn.
8. Bàng quang


Đau ở phía trước hoặc phía sau vùng chậu dưới thường là triệu chứng của các vấn đề ở bàng quang. Lý do là bàng quang nằm ở phần lưng dưới, nên nếu có nhiễm trùng trong cơ quan này có thể dẫn đến đau ở vùng thắt lưng.
9. Buồng trứng


Những cơn đau thắt xuất hiện ở cả hai bên bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về buồng trứng như u nang buồng trứng hay một số căn bệnh khác liên quan. Các chị em cần đi khám sớm nếu thường xuyên gặp phải những triệu chứng tương tự.


Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

Dưỡng sinh & Sức khỏe



Dưỡng sinh & Sức khỏe

Trung y rất coi trọng dưỡng sinh,
vậy chính xác là cần dưỡng những gì?

Trong phép dưỡng sinh của người xưa, vấn đề tu dưỡng đạo đức được đặt ở vị trí cao nhất. Vì người có nhân đức, thì trong lòng bình yên, tâm lý cân bằng ổn định và ý chí không rối loạn; nhờ đó âm dương luôn luôn cân bằng, khí huyết luôn điều hòa, nên chính khí đầy đủ và bệnh tật không thể phát sinh.


Dưỡng sinh là gì?

Dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập di dưỡng sinh mệnh (bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khoẻ), tăng cường thể chất, phòng ngừa bệnh tật từ đó đạt được kéo dài thọ mệnh. Nói một cách tổng quát dưỡng sinh có nghĩa là tu dưỡng sinh mệnh. Dưỡng sinh tinh thần nghĩa là thông qua các phương pháp như di dưỡng tâm thần, điều chỉnh tình cảm và ý chí, điều chỉnh sinh hoạt hằng ngày… để đạt được mục đích chăm sóc sức khỏe giảm thiểu bệnh tật và kéo dài thọ mệnh.

Dưỡng sinh Trung y quý ở dưỡng đức

Trong phép dưỡng sinh của người xưa, vấn đề tu dưỡng đạo đức được đặt ở vị trí cao nhất. Vì người có nhân đức, thì trong lòng bình yên, tâm lý cân bằng ổn định và ý chí không rối loạn; nhờ đó âm dương luôn luôn cân bằng, khí huyết luôn điều hòa, nên chính khí đầy đủ và bệnh tật không thể phát sinh.

Đây là một trong những điều kiện quan trọng nhất để có thể khỏe mạnh và trường thọ. Từ xưa tới nay phương pháp dưỡng sinh của Trung y luôn coi trọng tu dưỡng về tinh thần. Trong «Hoàng đế nội kinh» có câu: «Điềm đạm hư vô, chân khí tòng chi, tinh thần nội thủ, bệnh an tòng lai» nghĩa là: Điềm đạm hư vô thì chân khí sung túc, tinh thần vững vàng thì đẩy lùi bệnh tật. Dưỡng sinh trước tiên cần chú trọng tu dưỡng về tinh thần.

alt

Đức hạnh tốt thì dù không dùng thuốc bổ cũng có thể trường thọ
Đạo gia cũng nhấn mạnh làm người cần có những mỹ đức tốt đẹp như thiện lương, trung thành, biết yêu thương, hữu hảo, nhân từ, đồng cảm và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Trong «Thiên Kim Yếu Phương» của dược vương Tôn Tư Mạc có câu: «Bách hành chu bị, tuy tuyệt dược nhị, túc dĩ hà niên; đức hành bất túc, túng phục ngọc dịch kim đan, vị năng diên thọ» nghĩa là: Đức hạnh tốt, mặc dù không dùng thuốc bổ, cũng có thể trường thọ; đức hạnh không tốt, ngay cả dùng tiên đan diệu dược, cũng không thể kéo dài thọ mệnh.

Dưỡng sinh cần dưỡng thận

alt

Tinh khí của thận cũng giống như nguồn năng lượng cơ thể, nếu như biết sử dụng một cách tiết kiệm và dự trữ đầy đủ, thì thời gian dùng sẽ lâu dài
Bậc cao nhân xưa xem tinh, khí, thần như «tam bảo» của sinh mệnh, có tam bảo này mới có thể trở về bản tính vốn có của sinh mệnh, muốn dưỡng sinh trường thọ thì cần giữ gìn 3 yếu tố này và muốn trị bệnh tận gốc phải trị từ tâm. TINH gồm có tinh tiên thiên (do cha mẹ sinh ra) và tinh hậu thiên (do ăn uống, hít thở) khi đi vào hệ thống kinh lạc sẽ chuyển hoá thành KHÍ là năng lực nội sinh. THẦN là trạng thái cao nhất của năng lực nội sinh, khi mà KHÍ được vận chuyển lưu thông suốt khắp vòng chu thiên (có thể so sánh chức năng như vòng tuần hoàn máu).

Tuổi thọ một người dài hay ngắn còn liên quan chủ yếu là tới thận.Tinh khí của thận cũng giống như nguồn năng lượng cơ thể, nếu như biết sử dụng một cách tiết kiệm và dự trữ đầy đủ, thì thời gian dùng sẽ lâu dài, sẽ dễ được trường thọ; nếu nguồn năng lượng bị thiếu hụt, lại không biết cách điều tiết kiềm chế, tất nhiên sẽ làm tuổi thọ của mình rút ngắn.

Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: «Khí thuộc dương, khi thai nhi trong bụng mẹ được khí huyết của mẹ nuôi dưỡng. Sau khi sinh ra được thức ăn đồ uống nuôi dưỡng. Khi ăn uống vào vị (dạ dày), vị làm chín nhừ thức ăn, các tinh chất đó được vận hóa xuống tiểu tràng (ruột non) thanh trọc biến thành khí. Khí ấy được chuyển sang tỳ (tuyến tụy) hóa thành tinh khí, tinh khí được nạp vào thận gọi là tinh – thận tàng tinh». Tinh ấy được thận hóa thành chính khí và nguyên khí, nguồn tinh khí sinh ra từ ngũ tạng trong quá trình sinh sống, chủ yếu là tinh khí sinh từ lách. Nguồn tinh khí sản sinh từ hậu thiên này nếu có thể bổ sung đầy đủ, giúp tinh khí thận dồi dào, sức khỏe và tuổi thọ mới có thể kéo dài.


Dưỡng sinh là dưỡng khí huyết

alt

Dưỡng khí huyết.
«Khí huyết» là nguồn gốc của vạn mệnh, trong «Hoàng đế nội kinh tố vấn» có đoạn: «Nhân chi sở hữu giả, huyết dữ khí nhĩ» nghĩa là: Tất cả cái mà con người có là huyết và khí, âm dương của con người cũng chính huyết khí. Dương chủ khí, cho nên khí đầy đủ thì tinh thần vượng; âm chủ huyết, cho nên huyết mà thịnh thì thân thể cường tráng. Cái mà nhân sinh nương tựa, duy chỉ cái đó (huyết khí) mà thôi”.

Đông y thường nói: «Khí là bậc thầy của Huyết, Huyết lại là mẹ của Khí». Khí thúc đẩy sự lưu thông của Huyết, Huyết nuôi dưỡng sự dồi dào cho Khí. Nếu ví cơ thể con người như một cái cây thì «Khí» đơn giản hiểu chính là ánh sáng mặt trời còn Huyết là mưa, sương. Cả Khí và Huyết cùng tồn tại, cùng bù đắp cho nhau.

Cơ thể người dựa vào khí huyết để dưỡng sinh, khí hành huyết hành, khí trệ huyết ứ. Khí huyết đầy đủ và vận hành thông suốt mới có thể sống khỏe và trường thọ, nếu không thì dễ mắc bệnh. Chỉ cần khí huyết lưu thông hòa hợp cơ thể người tự nhiên sẽ không xuất hiện vấn đề. Bởi vậy Đông y mới nói điều quan trọng nhất của dưỡng sinh là dưỡng khí huyết. Tất cả mọi phương pháp điều chỉnh những vấn đề sức khỏe của cơ thể đều dựa vào bồi bổ khí huyết, hoạt huyết lưu thông khí huyết để thực hiện.


Chú trọng kinh lạc thông hanh

Khí huyết thông qua các kinh lạc để vận hành, nếu khí huyết không lưu thông bị tắc nghẽn ở đâu đó cần khai thông kinh lạc. Bởi vậy Đông y nhấn mạnh tới việc «khai thông kinh lạc».

Đối với cơ thể người kinh lạc có khả năng cân bằng âm dương cũng như dinh dưỡng toàn thân. Trong «Hoàng đế nội kinh» có viết: «Kinh mạch giả, sở dĩ năng quyết tử sinh, xử bách bệnh, điều hư thực, bất khả bất thông» nghĩa là: Kinh mạch có thể quyết định sự sống chết, để chẩn đoán mọi bệnh, còn dùng nó để điều hòa hư thực, làm quy tắc chỉ đạo lâm sàng. Bởi vậy học thuyết kinh lạc có vị trí vô cùng cao trong Đông y.


4 phương pháp bổ thận tự nhiên tốt nhất:
1. Úp tay bổ thận

Mỗi đêm trước khi ngủ lấy hai mu bàn tay tựa lên vùng thắt lưng, ở tư thế nằm ngửa trên giường. 5-10 phút sau, nhiệt sẽ từ từ lan khắp toàn thân. Lúc đầu hai tay bị thắt lưng đè lên sẽ bị tê, 3-5 ngày sau khi đã quen thì không tê nữa, hai chân sẽ cảm thấy nhẹ nhàng linh hoạt. Dù là buổi tối hay ban ngày, chỉ cần là đang nằm trên giường, thì kiên trì dùng 2 mu bàn tay ép lên 2 thắt lưng nửa giơ, sẽ thấy được hiệu quả kì diệu.

alt

Mỗi đêm trước khi ngủ lấy hai mu bàn tay tựa lên vùng thắt lưng
2. Xoa bóp lỗ tai

Thận khai khiếu ra tai thường xuyên xoa bóp hai tai có tác dụng cường thận, dưỡng thận. Khi xoa bóp, 2 tay cầm nhẹ vào vành tai, chà xát đến khi tai nóng lên và tỏa nhiệt. Sau đó mới nắm chặt vành tai và thả lỏng. Mỗi ngày nên thực hiện 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Liệu pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu và kiện toàn chức năng thận.

alt

Thận khai khiếu ra tai thường xuyên xoa bóp hai tai có tác dụng cường thận, dưỡng thận
3. Ngâm chân

Mỗi đêm dùng nước nóng ngâm chân, sau đó xoa xát nhiều lần huyệt Dũng Tuyền lòng bàn chân. Hoặc có thể vỗ huyệt Thận du, các ngón tay chụm lại, lòng bàn tay khum thành nơi chứa khí, vỗ lên huyệt Thận Du phát ra tiếng kêu như tiếng vỗ tay, thì hiệu quả càng tốt.
4. Tập luyện khí công

Lý luận về cơ thể người trong khí công gắn liền với học thuyết âm – dương và ngũ hành của Đạo gia, coi thân thể người là một hệ thống được nuôi dưỡng bằng một loại năng lượng còn gọi là khí thông qua các kênh năng lượng gọi là kinh lạc. Khí chạy trong các kênh phải đạt được cân bằng âm dương, đầy đủ, dịch chuyển tự do nhưng đúng hướng.

Khi dòng năng lượng trong kinh lạc không được thông suốt, sẽ khiến cơ thể bị bệnh. Chỗ nào tắc nghẽn, chỗ đó có thể phát viêm, đau, suy giảm chức năng, kết sỏi (sỏi thận, gan, mật…). Các bài tập khí công có tác dụng đánh thông các dòng năng lượng để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng trong cơ thể. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương và ngũ hành cho cơ thể. Khi các kinh mạch được khai thông và điều hòa thì người ta sẽ đảo ngược được các vấn đề bệnh tật, bao gồm cả bệnh thận.

Ngoài ra, để giữ gìn sức khỏe cho thận, bạn cũng nên lưu ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như, không nhịn tiểu, uổng đủ nước lọc, không nên ăn quá mặn, hạn chế rượu bia, thịt đỏ, đồng thời kết hợp ngủ sớm dậy sớm. Như vậy không chỉ cường thận mà thực ra là tốt cho toàn thân.

Theo secretchina

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Trị mất ngủ tốt hơn gấp 10 ngàn lần so với thuốc an thần



Trị mất ngủ tốt hơn gấp 10 ngàn lần
so với thuốc an thần nhưng rất ít người biết đến
Theo tinvuivn

Chỉ cần lấy 1 trái chuối đem nấu với nước, bạn sẽ có ngay một bài thuốc tự nhiên chữa bệnh khó ngủ lâu năm hoàn toàn không có tác dụng phụ.
Giấc ngủ đêm đóng vai trò quan trọng đối với sự hồi phục chức năng của toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Chắc chắn vấn đề thiếu ngủ kéo dài sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn bởi gần như toàn bộ phúc lợi của chúng ta đều phụ thuộc vào 8 tiếng ngủ sâu đó. Nếu bạn bị mất ngủ lâu năm thì nhiều vấn đề sức khỏe như ung thư, béo phì và tiểu đường sẽ ùn ùn kéo đến.
Mất ngủ kinh niên sẽ dẫn đến những hậu quả thật khủng khiếp!
Vì vậy, nếu gặp một số dấu hiệu dưới đây thì chứng tỏ căn bệnh rối loạn giấc ngủ đang tác quái và bạn cần thay đổi thói quen ngủ ngay lập tức.
+ Mất trí nhớ
+ Trầm cảm.
+ Luôn căng thẳng hoặc lo âu.
+ Trằn trọc khó ngủ.
+ Mệt mỏi vào buổi sáng.
+ Giật mình suốt đêm.
+ Không thể tập trung.
Bài viết kì này của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng các triệu chứng ở trên bằng 1 trái chuối thay vì sử dụng các loại thuốc an thần gây ngủ để trị mất ngủ dễ gây nghiện.


Ít ai biết nước nấu chuối trị mất ngủ tốt hơn thuốc an thần gấp nghìn lần.

Chuẩn bị:
+ 1 trái chuối to.
+ 600 ml nước.
+ Bột quế.

Thực hiện:
+ Cắt bỏ phần đầu và phần đuôi quả chuối.
+ Cho nước vào nồi, đun đến khi nước sôi tim thì bỏ nguyên trái chuối vào.
+ Tiếp tục đun sôi trong 10 phút rồi tắt bếp.
+ Lấy chuối ra, cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng.
+ Đổ phần nước luộc chuối vào cốc và cho vào đó một chút quế.



Hướng dẫn sử dụng:

+ Uống ly nước nấu chuối rắc bột quế trước khi bạn đi ngủ khoảng 1 giờ.
+ Sau khi uống, đợi 10 phút, bạn ăn hết trái chuối nấu.

Ghi chú:
+ Một số sẽ có phản ứng đi tiểu nhiều sau khi uống nước nấu chuối chừng 20 phút
+ Bạn có thể cho vào nước luộc chuối một ít đường Stevia nếu thích uống hơi ngòn ngọt.


Stevia là là chất làm ngọt 100% tự nhiên, không có calo, giúp hạ huyết áp, giảm lượng đường trong máu.

Vì sao lại kết hợp chuối và quế?
Chuối là thực phẩm hữu cơ rất giàu kali và magiê, đặc biệt là vỏ chuối. Kali và magiê là chất có lợi cho hệ thống thần kinh và khiến các cơ bắp của bạn thư giãn, làm giảm chuột rút cùng với các cơn đau khác.
Quế lại là một trong những cách tốt nhất để cân bằng lượng đường trong máu, thúc đẩy tiêu hóa và sự tuần hoàn máu trong cơ thể. Khi nồng độ đường trong máu được cân bằng, các kích thích tố sẽ hoạt động tốt hơn và cho phép bạn rơi vào giấc ngủ dễ dàng.



Hỗn hợp chuối và quế giúp bạn thư giãn và ngủ ngon

Đôi lời nhắn nhủ:
Trong bài thuốc tự nhiên trị mất ngủ, ta đun sôi trái chuối còn vỏ nên bạn cần chọn mua chuối sạch, tránh mua chuối bị tẩm hóa chất độc hại. Để đảm bảo an toàn, hãy chọn địa chỉ mua bán thực phẩm sạch có uy tín và nắm vững mẹo nhận biết trái cây ngậm hóa chất kích thích nhé!
Chúc bạn và gia đình luôn sống vui khỏe mỗi ngày!
Theo tinvuivn


Tuổi già


Tuổi già


Minh Nguyệt


Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi, 
hãy lắng nghe những lời chân thực nhất.



Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi. Chỉ là hiện tại sức khỏe vẫn còn tốt, đầu óc vẫn còn minh mẫn nên ta cảm thấy mình hãy còn trẻ trung mà thôi. Nhưng tới khi thực sự già đi rồi, bạn biết trông mong vào ai đây?
Nếu bạn có một tổ ấm, thì khi còn chưa nhắm mắt xuôi tay nhất định không được vứt bỏ nó. Nếu bạn có một người bạn đời, hãy bầu bạn và biết trân quý nhau. Nếu bạn có một sức khỏe tốt, hãy bảo trọng lấy mình.
Hãy thử ngẫm xem khi mình già đi, bạn nên làm gì trong chặng đường đời sau cùng ấy.
I. Giai đoạn 60 – 70 tuổi: Hãy tự biết thu xếp 
Sau khi nghỉ hưu, từ 60 – 70 tuổi, sức khỏe của bạn vẫn còn khá tốt. Nếu có điều kiện, bạn thích ăn thứ gì thì hãy cứ nếm thử một chút, thích mặc thứ gì thì cứ mua về vài bộ, thích chơi thứ gì thì cứ thử xem sao (tất nhiên ngoại trừ những thứ xấu).
Đừng quá hà khắc với bản thân bởi lẽ những ngày tháng như vậy không còn nhiều. Bạn hãy tranh thủ thời gian tận hưởng chúng. Bạn cũng cần học cách quán xuyến tiền bạc. Hãy giữ lại cho mình một căn phòng để ở, sắp xếp cho mình một con đường lui lại về sau.
Con cái hiếu thuận là con cái ngoan. Nhưng dẫu sự nghiệp của con cái có khởi sắc thì tiền bạc vẫn là của con cái. Bạn không từ chối việc chúng hỗ trợ kinh tế, cũng không từ chối chúng hiếu kính với mình, nhưng vẫn phải dựa vào chính mình để tự thu xếp ổn thỏa cho phần đời còn lại.

Hãy tự biết thu xếp .
(Ảnh dẫn theo xaluan.com)
II. Giai đoạn 70 – 80 tuổi: Hãy giữ gìn sức khỏe
Sau tuổi 70, bạn vẫn có thể sống một cuộc đời bình yên, không tai ương hay bệnh tật. Đó là khoảng thời gian bạn vẫn có thể tự chăm sóc bản thân nên cũng chẳng có gì đáng lo ngại.
Nhưng bạn nhất thiết phải biết rằng lúc này mình thực sự đã già, sức khỏe và tinh thần cũng dần suy kiệt, phản ứng cũng ngày càng chậm hơn.
Khi ấy bạn:
Ăn cơm phải nhai chậm để tránh bị nghẹn.
Đi đường phải bước chậm để tránh bị ngã.
Không được thể hiện bản thân mình nữa, phải biết tự lượng sức mình và chăm sóc bản thân.
Hãy thôi lo lắng bao đồng việc nọ việc kia. Quả thực đây là tâm bệnh chung của những người già, có người còn lo lắng cho cả con cháu 3 đời. Bạn đã lo lắng cho người khác suốt cả cuộc đời rồi, giờ là lúc bạn cần nghỉ ngơi, học cách buông tay và thuận theo tự nhiên. Bạn chỉ cần chăm sóc cho bản thân mình thôi!
Hãy làm mọi việc một cách thư thái. Không cần quá câu nệ rằng mọi ngóc ngách trong nhà đều phải tinh tươm, mọi chuyện đều phải hoàn hảo mà hãy để tâm hơn tới sức khỏe. Hãy kéo dài thêm thời gian tự chăm sóc mình, đừng nên làm lụng quá sức để phải đổ bệnh rồi lại chờ người khác đến chăm sóc mình.

Giai đoạn 70 – 80 tuổi: Hãy giữ gìn sức khỏe.
(Ảnh dẫn theo dantri.com)
III. Giai đoạn 80 – 90 tuổi: Chuẩn bị tinh thần thật tốt
Đến tuổi này, nỗi khổ nào bạn cũng đã từng nếm trải nên chắc hẳn chặng đường cuối cùng trong đời cũng sẽ trôi đi êm đềm. Lúc này sức khỏe của bạn không còn tốt nữa và đã phải cầu cứu tới người khác.
Nhất định bạn phải chuẩn bị tâm lý trước. Đa số mọi người đều không tránh khỏi quan ải này. Bạn cần học cách điều chỉnh tốt tâm trạng của mình để có thể thích ứng nhanh nhất.
Sinh, lão, bệnh, tử là chuyện thường tình trong đời người, vậy hãy cứ thản nhiên mà đối mặt với nó. Đây chính là giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, không gì có thể khiến bạn sợ hãi cả. Chỉ cần bạn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, mọi chuyện rồi sẽ nhẹ nhàng qua đi mà thôi.
Tùy thuộc vào điều kiện và sở thích, bạn có thể vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người giúp việc chăm sóc ở nhà. Nhưng có một nguyên tắc là bạn không được dày vò con cái.
Bạn cũng đừng nên gây áp lực tâm lý, tạo thêm nhiều gánh nặng khác cho những đứa con của mình. Những gì có thể tự mình làm được thì bạn hãy cố gắng tự làm, đừng để con cái phải bận lòng.

Giai đoạn 80 – 90 tuổi: Chuẩn bị tinh thần thật  tốt.
(Ảnh dẫn theo eva.vn)
IV. Giai đoạn sau tuổi 90: Hãy dựa vào chính mình
Lúc này có thể đầu óc bạn vẫn còn minh mẫn nhưng bệnh tật lại bám riết lấy mình. Bạn đã không thể tự chăm sóc bản thân được nữa. Khi ấy bạn sẽ có đôi chút hụt hẫng, cảm thấy cuộc sống thật bế tắc.
Nhưng dù thế nào cũng vẫn phải dũng cảm đối mặt với cái chết. Hãy cứ coi như đó là sự khởi đầu một trang mới của kiếp người. Đây chỉ là kết thúc của một hành trình cũ, cũng là bước khởi đầu của một hành trình mới mà thôi.
Chẳng phải một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông vẫn luôn xoay vần như vậy hay sao? Cứ thuận theo mệnh trời, không phải quá cưỡng cầu, mong đợi người nhà chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm cách chạy chữa cho bạn, đừng để người thân và bè bạn phải thêm nhọc lòng, phiền muộn vì bạn.
Già rồi biết trông mong vào ai đây?”. Câu trả lời là: “Chính mình và vẫn là chính mình”.

Giai đoạn sau tuổi 90: Hãy dựa vào chính mình.
(Ảnh dẫn theo baomoi.com)
V. 4 việc cần chuẩn bị trước khi già đi
Cứ mỗi một ngày qua đi cuộc sống của ta lại bị rút ngắn thêm 24 giờ. Có người nói, về già cần phải có 3 điều tránh và 1 điều muốn:
Tránh bị sét đánh, tránh bị cắm ống thở bình ô-xy, tránh phải phẫu thuật cắt ống khí quản. Và muốn chiếc quan tài.
Người xưa nói: “Biết quản lý tiền bạc thì không nghèo, có kế hoạch thì không loạn, giỏi chuẩn bị thì không bận”.
Là người cao tuổi, phải chăng chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn? Chỉ cần chuẩn bị trước, thì sau này bạn sẽ bớt phải lo lắng hơn. Nhưng cụ thể ta cần chuẩn bị những gì?
1) Việc đầu tiên chính là già mà vẫn khỏe
Ba việc đơn giản, không phải đụng đến thuốc men mà vẫn đảm bảo sống khỏe chính là: Ăn đủ chất, chú ý giữ gìn sức khỏe và phải có sự tu dưỡng.
2) Việc thứ hai cần chuẩn bị là một nơi ở khi về già
Nếu ở cùng con cháu mà phải sống một cuộc sống câm nín, nhẫn nhục để dung hòa sự khác biệt giữa các thế hệ chi bằng bạn hãy ra ở riêng, một mình hưởng thụ sự thanh thản, niềm vui đơn thân tuổi già.
Dẫu là nơi đô thành nhộn nhịp hay là vùng ngoại ô yên bình, hãy sống ở nơi bạn cảm thấy phù hợp nhất với mình. Nhưng phải nhớ là gần đó có nhà ăn mà bạn yêu thích, có một nơi thư thái để bạn dưỡng già!
3) Việc thứ ba là kiếm tiền dưỡng già
Bạn đã nuôi con nên không còn tiền tiết kiệm để dưỡng già? Thực ra là cha là mẹ chúng ta cũng nên tự thân vận động, nên tự lo liệu cho mình lúc tuổi già.
Bạn hãy tiết kiệm một khoản tiền để có thể làm những gì mình muốn, đi những nơi mình thích khi về già. Điều này cũng không có gì đáng xấu hổ cả. Ngược lại con cái chúng ta còn bớt đi một phần lo toan khi gánh nặng cơm áo gạo tiền vốn đã rất áp lực trong cuộc sống hiện đại này.
Bạn đã nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho chúng, cũng đã coi như làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ với con cái mình. Nên số tiền dưỡng già nhất định nên phải có một khoản cho mình. Khi chưa vào quan tài thì bạn cũng chưa cần phải phân chia cho ai cả.
Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn. 
(Ảnh dẫn theo FB Khỏi Bệnh Thần Kì nhờ Tu luyện Pháp Luân Công)
4) Việc thứ tư là tìm cho mình những người bạn già
Hãy mở rộng lòng mình, kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. Đây cũng là một bí quyết hưởng thụ cuộc sống của những quý tộc đơn thân.
Hình ảnh những đôi vợ chồng luôn yêu thương quấn quýt bên nhau từ thuở còn son tới khi đầu bạc răng long quả thực khiến rất nhiều người phải ngưỡng mộ. Nhưng nếu cuộc hôn nhân không được mỹ mãn như bạn mong muốn thì hãy mỉm cười mà chấp nhận nó. Âu cũng là cái duyên cái nợ từ đời trước, con người cũng chỉ nên vâng mệnh trời mà thôi.
Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. Nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.
Có những điều lỗi thời, không hề đúng đắn nhưng vẫn khiến nhiều người dao động, nào là “Người ở thiên đường, tiền ở ngân hàng”, “Sống một mình rất cô đơn”, “Già rồi sẽ không có người chăm sóc”… Bạn phải nhận thức rõ rằng, tiền tài chỉ là vật ngoài thân, danh lợi chỉ là hư ảo trong chốc lát, trải nghiệm cuộc sống mới là toàn bộ kiếp người.
Nếu buộc phải trải qua những tháng ngày cuối đời một mình, hãy làm một người “độc thân vui vẻ”. Chẳng phải có câu rằng, đời người hai lần trẻ con đó sao? Khi còn thơ bé chúng ta rất ngây ngô, trong sáng, chẳng truy cầu, chẳng phiền muộn. Tới khi bạc đầu, khi đã nhìn thấu sự đời, chúng ta lại học được cách buông bỏ, ít truy cầu, ít buồn khổ. Như vậy chẳng phải ta lại hồn nhiên như một đứa trẻ hay sao?
Cuối cùng, xin hãy nhớ kỹ! Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, một khoản tiền, những ngày tháng rảnh rỗi, những người bạn tốt, một không gian dành riêng cho mình và một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.
Minh Nguyệt


Top 10 bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh

  Top 10 bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh. Minh Ánh Người cao tuổi theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là nhữ...