Sức Khỏe

Sức Khỏe
Sức Khỏe

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Mỗi ngày chỉ cần vài phút vỗ vào «van thải độc» này của cơ thể để loại bỏ bệnh tật



Mỗi ngày chỉ cần vài phút vỗ vào «van thải độc» này của cơ thể để loại bỏ bệnh tật



Theo Đông y, cơ thể người có 3 «van thải độc» tức ba vị trí tập trung nhiều độc tố nhất nhưng lại rất dễ tác động. Chỉ cần vỗ vào chúng 5 phút mỗi ngày có thể giải độc và tăng cường sức đề kháng.
Trên cơ thể có rất nhiều huyệt vị, mỗi một điểm như vậy có những chức năng, nhiệm vụ và kết nối với các bộ phận nội tạng khác nhau. Cùng với sự tăng dần của tuổi tác, các chức năng của các cơ quan trên cơ thể dần bị thoái hóa, hệ thống miễn dịch giảm dần. Vì vậy, cách mà các chuyên gia Đông y hướng dẫn chính là chăm sóc lục phủ ngũ tạng hàng ngày thay vì chờ đến khi ốm đau, phát bệnh mới điều trị. Mỗi một huyệt vị là cơ quan đại diện cho một số bộ phận trên cơ thể. Nếu biết tận dụng ưu điểm của chúng, hoàn toàn có thể chống lão hóa, thải độc, phòng và chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền, trên cơ thể người có 3 «van thải độc» tức ba vị trí tập trung nhiều độc tố nhất đó là vùng nách, khuỷu tay và đầu gối. Tại đây tập chung rất nhiều huyệt đạo mà chỉ cần vỗ vào chúng 5 phút mỗi ngày có thể giải độc và tăng cường sức đề kháng.

Ba «van thải độc» của cơ thể nên tác động hằng ngày
1. Xoa nhẹ và ấn vào hố nách để loại bỏ Tâm hỏa
Hố nách được coi là «giếng» tập trung độc tố của cơ thể. Mồ hôi, sự phát triển của vi khuẩn chỉ là một phần nguyên nhân khiến nách bốc mùi hôi, phần nguyên nhân còn lại chính là do độc tố tích tụ. Tại đây còn có huyệt Cực Tuyền, một huyệt đạo chủ yếu của Tâm Kinh. Xoa bóp hố nách có tác dụng đả thông kinh lạc này khiến các triệu chứng nóng nảy, bốc hỏa, mất ngủ, luôn háo khát, nước tiểu tiện ít, lưỡi đỏ suy giảm đáng kể, giúp người bệnh lấy lại sự bình tĩnh và thư giãn. Có thể giải độc, thanh lọc cơ thể và làm tan độc ở nách bằng cách xoa bóp vùng nách. Cách làm cực đơn giản, chỉ cần úp 4 ngón của bàn tay trừ ngón cái ôm vào nách sau đó day, ấn massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút mỗi bên là có hiệu quả.

2. Vỗ mặt trong khuỷu tay để loại bỏ hỏa khí và độc tố ở Tâm và Phế

Thường xuyên vỗ vào khuỷu tay có thể loại bỏ hỏa khí và thải độc hiệu quả
Khuỷu tay là vị trí có mạng lưới kinh lạc dày đặc. Nơi đây có ba đường kinh lạc là Phế kinh, Tâm Bào kinh, Tâm kinh đi qua. Thường xuyên xoa và vỗ vào vị trí này có thể loại trừ hỏa khí và độc tố ở tim và phổi. Lúc vỗ, bàn tay buông lỏng, có lực và nên vỗ nhịp nhàng từng nhịp từng nhịp, mỗi bên của mặt trong khuỷu tay liên tục từ 5~10 phút, trước tiên vỗ mặt trong khuỷu tay trái, sau tới mặt trong khuỷu tay phải. Mặt trong khuỷu sẽ xuất hiện các màu sắc xanh, hồng, tím, đen…màu sắc khác nhau là biểu hiện của độc tố phản ứng, màu càng đậm biểu hiện bệnh càng nghiêm trọng. Mỗi tuần vỗ một lần, thông thường 3~5 lần phản ứng về màu sắc sẽ giảm bớt rõ rệt, độc tố cũng được thanh lý tương đương với biểu hiện của phản ứng màu sắc.
Nếu sợ đau, vỗ nhè nhẹ cho đến khi đỏ lên cũng có thể thông kinh lạc, thúc đẩy vận hành khí huyết. Sau khi vỗ xong, lập tức uống một chén nước ấm để tăng cường bài độc. Nếu mất ngủ và thấy mệt mỏi, bực bội có thể vỗ vào mặt trong khuỷu tay để đả thông Tâm Bào kinh lại có thể hỗ trợ giúp ngủ ngon.

3. Vỗ hố lõm sau đầu gối trừ Thấp độc
Ở chính giữa sau khớp gối chỗ lõm sâu nhất có huyệt đạo chủ yếu đi qua Bàng Quang kinh tên gọi Ủy Trung và là đường thông đạo thải độc trừ thấp lớn nhất của kinh lạc này. Nếu vị trí này bị tắc, thấp độc, phế khí sẽ không thải được ra, ứ đọng trong cơ thể hóa thành nhiệt độc, nếu lâu ngày sẽ trở phát triển thành khối u.
Dùng lực vỗ mạnh vào vị trí này từ 5 – 10 phút, cho tới khi chỗ gồ lên tự biến mất. Một hai tuần vỗ vào vị trí này một lần có thể loại bỏ độc tố trong cơ thể. Đây cũng là huyệt vị hỗ trợ loại bỏ đau lưng hiệu quả có tác dụng thư gân hoạt lạc, giúp khí huyết lưu thông, đuổi phong xua hàn, điều trị bệnh đau lưng và thắt lưng. Đối với những người bị co thắt cơ thắt lưng cấp tính, đau lưng do lạnh, ẩm ướt.
Trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài vỗ vào 3 vị trí trên, có thể chọn lựa bổ sung các loại thực phẩm dưới đây để loại bỏ độc tố trong cơ thể.

Các loại thực phẩm thải độc ngũ tạng
1. Sữa chua: Loại bỏ độc tố trong đường ruột
Thường xuyên ăn sữa chua có thể cân bằng hệ men vi sinh và ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào đường ruột. Lợi khuẩn Lactobacillus trong sữa cũng tạo ra một lượng lớn axit béo chuỗi ngắn thúc đẩy nhu động ruột, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa táo bón.

2. Trà hoa hồng bồ công anh: Thải độc tạng Can
Bồ công anh có thể hỗ trợ giải độc, ngăn ngừa tổn thương gan do rượu và cải thiện sức sống của các tế bào gan. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có tác dụng lợi tiểu, thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất có hại được thải ra ngoài, giải độc thận và giảm gánh nặng cho gan. Hoa hồng có thể làm ấm dạ dày, sơ Can giải uất, hoạt huyết hóa ứ. Kết hợp cả hai loại vừa có tác dụng dưỡng dạ dày, thải độc và ngăn ngừa tổn thương gan.

3. Trà Bồ công anh và râu ngô: Hỗ trợ thải độc tạng Thận

Uống trà Bồ công anh, râu ngô mỗi ngày có thể khứ hỏa, tiêu viêm, giải độc thận tạng hiệu quả
Bồ công anh là loại thảo dược rất lợi tiểu, có thể cải thiện tình trạng phù thũng do thận và hỗ trợ thải bỏ độc tố cơ thể, cũng có thể cải thiện tình trạng viêm thận hiệu quả. Theo Y học cổ truyền, râu ngô và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình có tác dụng tốt trong việc trị tiểu buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, bàng quang, phù thũng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da… Đặc biệt, râu ngô là một trong các loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan có hiệu quả nhất. Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô lâu dài sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat ở người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản.

4. Trà tâm sen: Thải độc tạng Tâm
Theo y thư cổ, trà tâm sen có công dụng thanh tâm (giải nhiệt trong tạng tâm), giáng áp (hạ huyết áp), sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt) và chỉ huyết (cầm máu). Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, hay hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, mất ngủ. Theo Tây y, tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống oxy hóa. Nó cũng cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu ở động mạch vành.

5. Trà ô mai: Hỗ trợ thải độc Tỳ tạng
Vị chua của ô mai có tác dụng hóa giải độc tố trong thực phẩm hiệu quả, ngoài ra còn có thể tăng cường chức năng tiêu hóa cho đường ruột, giúp cơ thể nhanh chóng loại bỏ độc tố ra ngoài.
Kiên định Biên Dịch
Trực Nguyễn Sưu tầm

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

10 điều kỳ diệu xảy ra với cơ thể khi đi bộ



10 điều kỳ diệu xảy ra
với cơ thể khi đi bộ

Mời bấm vào hình để đọc văn bản :
10 điều kỳ diệu xảy ra với cơ thể khi bạn đi bộ mỗi ngày bắt đầu từ hôm nay...
Chỉ cần 15 -30 phút đi bộ hàng ngày có thể cải thiện được sức khỏe của bạn rõ rệt. Dưới đây là danh sách các lợi...
Bright Side chỉ ra rằng, đi bộ kết hợp với một giấc ngủ ngon và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không cần phải đến gặp bác sĩ.
Chỉ cần 15 -30 phút đi bộ hàng ngày có thể cải thiện được sức khỏe của bạn rõ rệt. Dưới đây là danh sách các lợi ích mà bạn có được khi đi bộ mỗi ngày.
1. Giúp cải thiện hoạt động của não

Một nghiên cứu cho thấy một bài tập aerobi, đi bộ có khả năng giúp cải thiện trí nhớ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời còn giúp bạn giảm thiểu những căng thẳng và mệt mỏi.
2. Cải thiện thị lực

Đi bộ thực sự có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, làm giảm áp lực mắt và chống lại chứng tăng nhãn áp.
3. Giúp tim thêm khỏe mạnh

Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ việc đi bộ sẽ phòng tránh được bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, còn giúp tuần hoàn máu được lưu thông, giảm cholesterol cho cơ thể.
4. Bảo vệ lá phổi

Đi bộ làm tăng lượng oxy trong máu và giúp phổi hoạt động một cách nhịp nhàng để loại bỏ chất độc và chất thải. Điều này, làm cho quá trình hô hấp được sâu hơn và giảm các bệnh liên quan đến phổi.
5. Giúp chống lại bệnh tiểu đường

Thật khó tin nhưng đi bộ thường xuyên chính là một công cụ hiệu quả giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này đã chứng minh nhóm người đi bộ sẽ cải thiện được lượng glucose gấp 6 lần so với nhóm vận động viên tiến hành trong 6 tháng thử nghiệm.
6. Cải thiện hệ tiêu hóa

Mỗi ngày đi bộ 30 phút không chỉ làm giảm ung thư ruột già và còn cải thiện hệ tiêu hóa chống táo bón..
7. Giảm mỡ, tăng cơ

Những người thừa cân có thể đi bộ 10.000 bước mỗi ngày trên thực tế hay trong phòng tập để cảm thiện tình trạng mỡ thừa và tăng độ săn chắc của cơ.
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau đớn khi mới đầu tập nhưng nếu tập luyện thường xuyên tình trạng sẽ được cải thiện và cơ thể phục hồi nhanh hơn.
8. Tăng cường hoạt động của xương, khớp

Đi bộ thường xuyên làm các khối chân, khớp xương được hoạt động nhịp nhàng ngăn ngừa mất khối xương và giảm nguy cơ gãy xương. Arthritis Foundation khuyên bạn nên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày để giảm đau khớp xương và mềm xương.
9. Giảm đau lưng

Đi bộ sẽ là một cách hữu hiệu đối với những người bị bệnh đau lưng, góp phần cải thiện tuần hoàn máu, sự linh hoạt của cột sống. Đối với những bài tập có tính tác động cao sẽ khó khăn hơn việc đi bộ.
10. Đi bộ giúp thư giãn tâm hồn

Đi bộ cải thiện được bệnh trầm cảm và những rối loạn tâm lý, đồng thời giúp bạn xóa bỏ mọi mệt mỏi, căng thẳng và tình trạng kiệt sức. Những buổi đi bộ vui vẻ cùng người thân, bạn bè sẽ thực sự hạnh phúc và giúp tâm trạng bạn tốt hơn rất nhiều.
* Theo Brightside

7 công thức sức khỏe



7 công thức sức khỏe:
Công thức số 1 của chuyên gia kinh tế Mỹ khiến nhiều người tỉnh ngộ!


● Hạnh phúc = Vật chất /Ham muốn tiêu dùng (tiền làm ra/nhu cầu chi tiêu).
● Lượng nước uống cho người lớn = Số cân nặng cơ thể * 30-40ml.
● Lượng rượu cho phép = Nồng độ rượu * 0,8...


Nội dung dưới đây rút từ bài viết của các chuyên gia:

1. Chuyên gia Thẩm Nhạn Anh: Trung tâm Giáo dục Sức khỏe Trung Quốc

2. Bác sĩ Cao Hồng Khải, Phó giám đốc khoa ngoại, Tổng bệnh viện Vũ Cảnh, TQ

3. Bác sĩ Đới Kình Nhung, Giám độc khoa xương khớp, Bệnh viện nhân dân số 9, Đại học giao thông Thượng Hải, TQ

4. Phó giáo sư Thang Vĩnh Long, khoa Tâm lý học, Đại học Tây Nam, TQ


Những công thức này nghe qua có vẻ khó hình dung, hoặc rắc rối, nhưng khi đã quen, thì đây chính là «kim chỉ nam» rất hữu hiệu cho bạn để áp dụng đúng cách. Giống như làm một món bánh, nếu bạn không theo công thức, chiếc bánh ra lò sẽ không như ý, thậm chí, không thể thành sản phẩm.

Sức khỏe, sự khỏe mạnh thực ra là gì? Có người nói rằng đó là khi bạn sống một ngày trong vui vẻ, có người nói đó là khi bạn sống mà không có bệnh. Nghe có vẻ khó định lượng, cụ thể là gì và làm sao để có sức khỏe?

Theo các chuyên gia, sức khỏe hoàn toàn có thể định lượng được, chứ không hẳn là định tính, không hẳn là dựa vào điều bạn cảm thấy. Chỉ cần bạn đọc, hiểu và ghi nhớ được 7 công thức dưới đây, là hoàn toàn có thể «nắm giữ» được sức khỏe trong lòng bàn tay mà không lo nó sẽ biến mất.

1. Công thức hạnh phúc

Chuyên gia Paul Samuelson, từng đoạt giải Nobel về kinh tế, đã đưa ra một công thức cho hạnh phúc:

Hạnh phúc cá nhân = Vật chất /Ham muốn tiêu dùng (tiền làm ra/nhu cầu chi tiêu).

Công thức này có thể dẫn đến 3 kết quả:

1. Khi ham muốn không thay đổi, thì hạnh phúc tỷ lệ thuận với vật chất.

2. Khi vật chất không thay đổi, thì hạnh phúc và ham muốn tỉ lệ nghịch với nhau.

3. Khi vật chất và ham muốn đều tăng, nếu tốc độ phát triển của vật chất tăng cao hơn nhu cầu của ham muốn, thì hạnh phúc sẽ tăng cao. Còn nếu tốc độ tăng trưởng vật chất thấp hơn tốc độ tăng của ham muốn, thì hạnh phúc sẽ giảm xuống.

Nói một cách đơn giản, khi vật chất đáp ứng được ham muốn thì sẽ hạnh phúc và ngược lại.

Ham muốn ít thì sẽ hài lòng với thứ vật chất mà mình đang có, từ đó sẽ hạnh phúc. Ngược lại, nhu cầu ham muốn tiêu dùng lớn mà vật chất ít, không có tiền, thì bạn sẽ cảm thấy thiếu hạnh phúc.

Paul Samuelson - Chuyên gia Kinh tế Mỹ đạt giải Nobel

Phó giáo sư Thang Vĩnh Long nhấn mạnh, con người hiện tại luôn cảm thấy thiếu hạnh phúc, xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

- Thích so sánh với người quá cao hơn mình, luôn nhìn lên trên và đau khổ

- Không có mục tiêu tinh thần

- Không chú trọng xây dựng và phát triển những điều tốt đẹp trong cuộc sống

- Thiếu tinh thần cống hiến, xây dựng

- Không biết thế nào là đủ, không biết điểm dừng, áp lực lớn, căng thẳng nhiều, hay lo lắng mông lung.

Ông cho rằng, hạnh phúc không phải là cái gì quá kinh thiên động địa, đao to búa lớn. Nó đơn giản chỉ là một cảm giác tốt đẹp ví dụ như giúp đỡ người khác, sống với thái độ điềm tĩnh, lạc quan, luôn cảm thấy vui vẻ thì sẽ hạnh phúc.

Bạn muốn cải thiện hạnh phúc, thì phải nên bắt đầu từ những điều tưởng như tầm thường. Ví dụ, khi chán nản thì đọc sách, xem một bộ phim cùng những người bạn, cho con mèo đi lạc bên lề đường một miếng ăn… đều là những thứ cơ bản giúp bạn nâng cao cảm giác được sống hạnh phúc.

2. Công thức uống nước

Theo chuyên gia Thẩm Nhạn Anh, nước là vật liệu cơ bản để duy trì sự trao đổi chất và các chức năng sinh lý của cơ thể, vì thế nó đặc biệt quan trọng.

Người lớn: Lượng nước cần uống trong ngày = Số cân nặng cơ thể * (nhân) 30-40ml. Ví dụ bạn 50kg thì có thể uống từ 1,5 – 2 lít nước/ngày.

Trẻ em có nhu cầu bài tiết cao hơn, uống nước nhiều hơn, vì vậy có thể áp dụng theo công thức: Lượng nước cần uống trong ngày = Số cân nặng cơ thể * (nhân) 80-90ml. Ví dụ bạn 20 kg thì có thể uống từ 1,6 – 1,8 lít nước/ngày.

Trẻ em dưới 2 tuổi: Số nước cần uống trong ngày = Cân nặng (kg) * (nhân) 100 ~ 150 (ml).

Cần phải nhắc nhở thêm rằng, người già thường dễ bị các bệnh tổn thương niêm mạc dạ dày, khô miệng, dễ cảm thấy khát nên hãy mang theo nước để bổ sung độ ẩm kịp thời. Lượng nước hàng ngày nên uống khoảng 2 – 2,5 lít để phòng tránh chứng máu đông vón cục, gây tắc mạch máu.

Người làm việc trong môi trường nhiệt độ càng cao thì nên uống nước nhiều hơn.

3. Công thức uống rượu

Tổ chức Y tế Thế giới kết luận, mỗi người chỉ nên uống rượu không quá 20ml/ngày. Tiêu chuẩn của Trung Quốc thì chỉ nên uống không quá 15ml đối với nam và nữ giới thì nên uống ít hơn số đó.

Bác sĩ Cao Hồng Khải cho rằng, công thức uống rượu của một người nên là:

Tửu lượng cho phép = Nồng độ rượu * 0,8 = lượng rượu có thể uống.

Ví dụ, nếu uống rượu loại dưới 40 độ, thì không nên quá 2 chén. Nếu rượu từ 40-50 độ, thì không uống quá 1 chén. Rượu trên 50 độ thì không nên uống quá nửa chén.

Rượu vang có nồng độ thấp hơn thì có thể uống khoảng 3 chén nhỏ. Đây là ngưỡng uống an toàn. Nếu uống quá lượng rượu trên thì có thể làm hại gan và các cơ quan nội tạng khác.

Bác sĩ Cao Hồng Khải

Bác sĩ Khải kiến nghị, trước khi uống rượu nên ăn thực phẩm thuộc tinh bột và protein, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày; đồng thời uống nhiều nước, đẩy nhanh tốc độ bài tiết rượu, từ đó làm giảm bớt gánh nặng cho gan.

Khi uống rượu, nên uống từng ngụm càng nhỏ càng tốt, để hạn chế làm ảnh hưởng đến niêm mạc họng, thực quản và dạ dày, đồng thời làm giảm triệu chứng say.. Nên ăn kèm một chút đồ ăn nhắm, ăn củ cải để giã rượu, thải độc.

Khi uống rượu xong có thể uống chút nước pha mật ong, nước ép trái cây, nước ép cần tây để giúp giải rượu nhanh hơn.

4. Công thức về hiệu suất làm việc

Rất nhiều người làm việc liên tục với cường độ cao trong thời gian dài, nhưng điều này không đồng nghĩa với hiệu quả cao.

Những người làm việc có hiệu quả nhất thường lại không phải là những người làm việc nhiều thời gian nhất hay chăm chỉ nhất.

Công thức nên áp dụng: Hiệu suất công việc = số lượng công việc/thời gian làm việc

Có nhiều người nhầm tưởng rằng, mình đã bỏ rất nhiều thời gian ra để làm việc, thì mình phải được nhận thành quả nhiều hơn, nhưng quan niệm này sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái tiếp tục mặc kẹt trong vòng luẩn quẩn, làm việc nhiều nhưng không hiệu quả.

Đôi khi, làm việc trong thời gian quá dài, căng sức nhưng hiệu quả lại thấp. Những lúc này, bạn nên dừng công việc, nghỉ ngơi từ 20-30 phút, làm giãn áp lực công việc, về nhà tắm nước ấm, hoặc ăn cơm cùng gia đình, ngủ một giấc sớm… đều là những cách giúp bạn «xạc pin», cải thiện năng lượng, nâng cao hiệu suất làm việc sau đó.

Lời khuyên của chuyên gia là trước khi làm việc, bạn nên sắp xếp kế hoạch, tuần tự thực hiện các bước theo thứ tự ưu tiên. Dựa vào đồng hồ sinh học của bản thân, việc quan trọng nhất nên làm vào giờ vàng, tiếp theo là việc ít quan trọng hơn vào giờ bạc, cứ như thế đến giờ đồng, giờ đá, việc càng ít quan trọng thì cứ để sau...

Căn cứ vào những mốc thời gian khác nhau nên lựa chọn làm những công việc phù hợp khác nhau, khiến cho hiệu quả công việc được phát huy một cách tối đa nhất.

Nên nhớ rằng, hiệu quả công việc được tính bằng công thức thời gian làm việc càng ngắn, thành quả công việc mang lại càng cao, đó mới là thứ bạn nên có kế hoạch cẩn thận.

5. Công thức đo mật độ xương

Theo những nghiên cứu triển khai tại Đại học Tottori Nhật Bản, dựa trên trọng lượng và tuổi tác có thể ước tính được mật độ xương và nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Mật độ xương = (Trọng lượng cơ thể (kg) - Tuổi) × 0.2.

Nếu kết quả là ít hơn -4, nguy cơ cao; kết quả là -4 đến -1, thuộc nguy cơ vừa phải, nếu lớn hơn -1, rủi ro là nhỏ.

Ví dụ, trọng lượng của bạn là 45 kg, tuổi từ 70 tuổi trở lên, chỉ số rủi ro (45-70) × 0,2 = -5, có nhiều khả năng mắc bệnh loãng xương. Cho thấy bạn đang có khả năng cao mắc bệnh loãng xương, đề nghị bạn đến bệnh viện kiểm tra mật độ xương sớm.

Theo bác sĩ Đới Kình Nhung, cách tốt nhất để cải thiện mật độ xương, ngay từ khi còn trẻ là bạn đã phải thường xuyên chú ý vận động, tập thể dục như đi bơi, squat, duy trì mật độ xương ổn định ở mức cao hơn so với bình thường.

Bình thường nên ăn thêm thực phẩm giàu canxi như sữa, vừng, thực phẩm giàu vitamin D, nấm, cá… thường xuyên hoạt động ngoài trời, đón ánh mặt trời đầy đủ.

Đặc biệt là phụ nữ trung niên, tiền mãn kinh cần tăng cường tập thể dục, bổ sung một lượng thích hợp protein và canxi. Phụ nữ sau mãn kinh được khám sức khỏe thường xuyên để bổ sung chất theo hướng dẫn của bác sĩ.


6. Công thức nhịp tim khi tập thể dục

Đo nhịp tim trong khi tập thể dục, có thể giúp bạn đo cường độ tập thể dục đúng cách để không nhẹ quá hoặc không bị quá sức.

Đối với người lớn, nam giới nên dùng công thức: Nhịp tim cao nhất khi vận động = 205 – số tuổi. Nữ giới là 220 – số tuổi.

Khi nhịp tim thực tế đạt đến khoảng 70% tức là bạn đang vận động ở mức cao. Từ 55% - 69% là bạn đang vận động cường độ trung bình. Còn 40% - 54% là bạn đang vận động với cường độ thấp.

Ví dụ một nam giới 25 tuổi, nhịp tim cao nhất khi vận động là 205-25 = 180. Nếu nhịp tim ở mức 120 nghĩa là bạn đang vận động ở mức trung bình.

Đối với người cao tuổi, khi vận động với mức độ trung bình = 170 – số tuổi. Ví dụ, người 70 tuổi, vận động trung bình thì nhịp tim được khống chế ở mức 170 -70 =100 lần/phút. Tuổi càng cao hơn thì có thể áp dụng công thức (170 - số tuổi)* 0,9.


7. Công thức tỷ lệ mỡ cơ thể

Tỷ lệ % mỡ của cơ thể, phản ánh hàm lượng chất béo chứa trong cơ thể con người. Công thức tính tỉ lệ mỡ ở phụ nữ là Tham số a = vòng eo (cm) *× 0,74; Tham số b = trọng lượng (kg) × 0,082 + 34,89; Tỷ lệ mỡ = (a-b) ÷ cân nặng × 100%.

Đối với nam giới sẽ tính tham số b = trọng lượng (kg) × 0,082 + 44,74.

Bác sĩ Khải cho biết, tỷ lệ mỡ cơ thể nam trưởng thành bình thường là 17% - 23%, phụ nữ 20% - 27%. Nếu tỷ lệ chất béo cơ thể nam giới cao hơn 25%, phụ nữ cao hơn 30% được xem là bị béo phì, nguy cơ xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch vành, bệnh tiểu đường xảy ra rất cao.

Những người như vậy nên ăn nhiều trái cây và rau quả, thịt nạc để chăm sóc sức khỏe đúng cách, tránh ăn chất béo, lượng muối cao, chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, kết hợp với tập thể dục tại cùng một thời điểm để nâng cao tác dụng giảm mỡ cơ thể.

Nếu tỷ lệ chất béo cơ thể của nam giới là 14% - 20%, phụ nữ là 17% - 24% thì nguy cơ tăng cân dẫn đến béo phì là rất mong manh, vì vậy phải tăng cường tập thể dục, bổ sung thêm protein, cải thiện tỷ lệ mỡ cơ thể.

Nếu tỷ lệ chất béo cơ thể nam giới ít hơn 5%, phụ nữ ít hơn 15% có thể gây ra các rối loạn chức năng cơ thể, chuyên gia khuyến khích bạn nên đi khám để điều chỉnh kịp thời.

Nếu không biết tính mỡ theo công thức, bạn có thể quan sát cơ thể mình và so sánh với hình ảnh trên
Theo Lifetimes

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

Ăn tôm có vỏ rồi uống Vitamin C: rất nguy hiểm!



Ăn tôm có vỏ rồi uống Vitamin C:
rất nguy hiểm!

Tại Đài Loan, một phụ nữ chết thình lình với dấu hiệu chảy máu, mũi, mồm, tai và mắt. Khám phá đầu tiên được chẩn đoán là chết vì ngộ độc thạch tín. Nhưng thạch tín ở đâu ra?

Cảnh Sát mở một cuộc nghiên cứu sâu rộng. Một giáo sư y khoa được mời đến giải quyết trường hợp này. Bác sĩ quan sát tỉ mỉ các thành phần trong dạ dày người chết chưa tới nửa giờ. Bí mật đã được giải quyết..
Bác sĩ nói "Người chết không tự tử, không bị giết. Bà chết tức tưởi. Mọi người điên đầu! Tại sao chết tức tưởi ? - Bác sĩ nói chất thạch tín được tạo ra trong dạ dày người chết. Người uống Vitamin C mỗi ngày. Vitamin C tự nó không thành vấn đề. Vấn đề là bà ta ăn nhiều tôm vào bữa tối. Ăn tôm cũng không thành vấn đề vì nhiều người trong gia đình bà ta cũng ăn tôm tối hôm đó. Tuy nhiên, cùng lúc bà ta lại uống Vitamin C. ĐÓ CHÍNH LÀ VẤN ĐỀ!
Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Chicago ở Mỹ qua một thí nghiệm đã tìm ra vỏ mềm của tôm chứa nhiều postasium 5 tổng hợp với thạch tín Arsenic Oxide (As2O5). Những thực phẩm tươi này cũng không độc đối với cơ thể con người.
Tuy nhiên, ngay lúc đó uống Vitamin C vào, phản ứng hoá học xảy ra, Arsenic Oxide sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As2O3) là chất thường dùng để vẽ viền vàng trên chén đĩa. Chất Arsenic độc này làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi, miệng.
Vậy khi uống Vitamin C, không nên ăn tôm có vỏ. Hãy chuyển tin này đến gia đình và bạn bè để phòng ngừa phải cẩn thận khi ăn Tôm và uống thuốc.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

12 sai lầm khi nấu ăn khiến cả nhà bị ung thư



12 sai lầm khi nấu ăn
khiến cả nhà bị ung thư

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh
Nấu ăn không đúng cách sẽ khiến cả nhà bị ung thư mà không hay biết.
Bên cạnh việc lo lắng mua phải thực phẩm bẩn, thói quen nấu nướng sai cách cũng ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

1. Nướng thịt
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, chuyên gia dinh dưỡng cho hay chúng ta không nên ăn nhiều thịt nướng. Bởi món nướng có chứa chất HCAs hay còn gọi là heterocyclic amines, chính là chất hóa học độc hại gây ung thư.
Đặc biệt khi nướng thịt, phần mỡ trong thịt tan chảy xuống than tạo nên khói độc ám vào miếng thịt sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp. Phần thịt cháy đen tuyệt đối không được ăn.
Hơn nữa, đối với những người bị rối loạn chuyển hóa, thịt nướng càng trở thành món ăn cần hạn chế.
Theo PGS Nguyễn Xuân Ninh, thịt nướng có trong món bún chả, tốt nhất chỉ nên ăn 1-2 lần/tháng. Sau mỗi bữa ăn, cơ thể cần rất nhiều thời gian để thải hết các chất độc bằng cách tăng cường uống nước, bổ sung chất xơ và luyện tập.

2. Rán bằng dầu ăn
Theo PGS Xuân Ninh, việc dùng dầu ăn để rán, quay thịt cũng có thể gây bệnh.
Nhiệt độ cao không những phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide gây ung thư và các chất gây hại cho sức khỏe.
Khi nhiệt độ vượt quá “điểm bốc khói” của dầu ăn, dầu sẽ bị cháy, bốc khói và có mùi khét.
Chuyên gia này khuyến nghị, gia đình nên sử dụng cả dầu ăn và mỡ động vật. Trong đó, mỡ động vật dùng để rán, quay các món cá, thịt, còn dầu ăn chỉ dùng để xào, trộn dầu dấm, salat, nấu canh, ướp thịt, cá.
Các loại dầu như hướng dương, đậu nành, hạt cải, ôliu… nên dùng để xào, ăn sống, ướp thực phẩm, giúp người sử dụng hấp thu tốt các vitamin A,D,E,K có sẵn trong thực phẩm, bổ sung các axit béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn.

3. Để dầu ăn nóng đến bốc khói khi chiên, xào
Một số người có thói quen chiên, rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói với suy nghĩ dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn.
Tuy nhiên, khi dầu ăn bị bốc khói tức là nhiệt độ lúc đó của dầu đã trên 200 độ C.
Nhiệt độ cao không những phá huỷ tác dụng chống oxy hóa của dầu và các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide tác nhân gây ung thư.

4. Dùng dầu đã qua chế biến để nấu tiếp
Nhiều người tiếc không đổ dầu đã qua chế biến đi mà tiếp tục dùng để chiên, xào các thực phẩm khác.
Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng bởi dầu khi chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra axit béo chuyển hóa và sản phẩm oxy hóa lipid, nếu tiếp tục chịu nhiệt độ cao lần nữa sẽ sinh ra chất gây ung thư.
Vì thế, tốt nhất nên bỏ dầu đã qua chế biến đi để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.

5. Lạp xưởng, thịt muối, dăm bông làm chín bằng cách chiên, rán
Lạp xưởng, thịt muối, thịt dăm bông (jambon) thường chứa khá nhiều muối, cholesterol và các axít béo no không tốt cho tim mạch và các bệnh liên quan đến chuyển hoá lipit máu.
Không nên ăn rán các thức ăn vì chúng chứa Nitrorat ammoni, nếu chiên, rán sẽ sinh ra chất gây ung thư.

6. Rã đông thịt sai cách
Cuộc sống bận rộn nên nhiều bà nội trợ có thói quen dự trữ thịt trong ngăn đá để không phải đi chợ quá nhiều lần trong tuần. Khi để trong ngăn đá, muốn chế biến thịt buộc phải rã đông.
Nhưng nhiều người lại rã đông không đúng cách, như cho thịt vào nước nóng hoặc lò vi sóng hoặc rã đông ở nhiệt độ phòng. Những cách này đều sai lầm.
Nếu rã đông ở nhiệt độ cao, sẽ làm ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các vi trùng, vi khuẩn có cơ hội phát triển.
Còn rã đông ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và làm thịt bị biến chất dễ gây bệnh tật. Cách rã đông đúng nhất, là bạn nên chuyển thịt từ ngăn đá xuống ngăn mát và chờ khi tan đá thì chế biến ngay.

7. Trữ thịt quá lâu trong tủ lạnh
Thói quen tích trữ thịt trong ngăn đá tủ lạnh để ăn trong thời gian dài không chỉ làm thịt mấy đi độ ngon tự nhiên mà còn gây biến chất, rất có hại cho cơ thể.
Nếu không có thời gian đi chợ, buộc phải mua nhiều để dùng dần thì cũng chỉ nên tích trữ không quá 1 tuần trong ngăn đá.

8. Chần qua rau rồi nấu cho an toàn
Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí.
Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.

9. Nấu rau trong nồi đồng
Nhiều người thích luộc rau trong nồi đồng vì rau sẽ mềm và xanh hơn.
Nhưng đây là một phương pháp làm mềm rau phản khoa học, bởi lẽ khi làm như vậy, không những sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của rau mà còn khiến cho rau bị thôi nhiễm đồng dễ gây ra các bệnh tật nguy hiểm cho sức khỏe.
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng bạn nên sử dụng dụng cụ bằng nhôm hoặc bằng sắt để nấu đồ ăn, tránh dùng nồi đồng.

10. Chế biến xong một món ăn, không rửa nồi mà tiếp tục nấu món khác
Nhiều người vì tiết kiệm thời gian hoặc thấy nồi còn sạch nên sau khi nấu xong món ăn trước, không rửa sạch nồi mà tiếp tục nấu món khác. Nhìn bằng cảm quan nồi có vẻ sạch nhưng thực tế trên bề mặt còn bám mỡ và thức ăn sót lại.
Mỡ và thức ăn thừa này nếu qua chế biến ở nhiệt độ cao một lần nữa có thể sinh ra benzopyrene là chất gây nên bệnh ung thư.
Chuyên gia khuyên nên dành chút ít thời gian rửa sạch nồi trước khi chế biến món ăn khác để đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho bạn và gia đình.

11. Nấu quá lâu, hâm đi hâm lại thức ăn thừa
Trong bất kỳ cách chế biến nào, bất kỳ món ăn nào, nếu nấu quá lâu, rồi lại hâm đi hâm lại nhiều lần trước khi ăn, sẽ làm cho thực phẩm bị biến chất. Chất carbohydrates kết hợp với chất béo có thể sản xuất ra chất gây ung thư.
Đặc biệt là việc nấu các món canh kéo dài, những món ninh nhiều tiếng đồng hồ, đun đi đun lại, không chỉ phá vỡ nhiều loại vitamin trong thực phẩm mà còn làm tăng hàm lượng các chất độc hại lên ở mức cao hơn.
Lâu dần như vậy tạo thành thói quen chế biến, sẽ khiến sức khỏe giảm sút, dễ sinh bệnh ung thư.

12. Nấu ăn xong lập tức tắt máy hút mùi
Trong quá trình chế biến thức ăn sẽ sinh ra các chất có hại, lúc này dùng máy hút mùi để loại bỏ khí thải là việc nên làm, đặc biệt ở nhà phố không gian chật chội.
Nhiều người có thói quen tắt ngay máy hút mùi sau khi nấu ăn xong mà không biết rằng như thế trong nhà bếp vẫn còn lưu lại một lượng khí thải chưa bị hút hết do máy cần thời gian nhất định để đạt hiệu quả tối đa.
Chính lượng khí thải luẩn quần trong nhà cũng góp phần tạo nên bệnh ung  thư cho thành viên gia đình.
Do vậy tốt nhất, sau khi nấu ăn xong, phải chờ 3-5 phút mới nên tắt máy hút mùi để đảm bảo khí thải được hút hết ra ngoài. Bên cạnh đó, khi nấu ăn nên mở cửa sổ để giảm lượng khí thải còn lưu lại trong nhà bếp.

Đi tiểu đêm

Đi tiểu đêm   Tiến sĩ Bansal, bác sĩ nổi tiếng của Shivpuri, giải thích rằng tiểu đêm thực chất là một triệu chứng của sự tắc nghẽn lưu lượn...