Sức Khỏe

Sức Khỏe
Sức Khỏe

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2023

Top 10 bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh

 

Top 10 bệnh thường gặp
ở người cao tuổi
và cách phòng tránh.

Minh Ánh

Người cao tuổi theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên.

Theo dự đoán đến năm 2025, số lượng người cao tuổi trên thế giới sẽ đạt xấp xỉ 2 tỷ người. Có sự gia tăng đáng kể như vậy là do khoa học phát triển, y học tiến bộ, đời sống của con người được cải thiện về chất lượng… nên tuổi thọ cũng tăng theo.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tỷ lệ mắc bệnh sẽ giảm.

Sau đây là thống kê 10 bệnh thường gặp ở người cao tuổi theo thứ tự từ cao đến thấp.

1. Đột quỵ (Stroke)

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch màu não, xảy ra từ từ hoặc đột ngột, gây nhiều biến chứng và di chứng nặng nề.

ở người già, do sự suy yếu của hệ thống mạch máu, máu đến nuôi não giảm sút nên dễ bị nhồi máu não, thiếu máu não.

ở người già, thành mạch suy yếu, dễ vỡ cùng với hậu quả của bệnh tăng huyết áp (nếu mắc trước đó) nên dễ xảy ra xuất huyết mạch máu não.

Đây là một bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đến tính mạng của người cao tuổi.

Để phòng bệnh đột quỵ, chúng ta nên khuyên ông bà, cha mẹ ăn uống đúng cách, nghỉ ngơi đầy đủ , ăn ít mỡ; nên tập thể dục nhẹ vào buổi sáng, tập dưỡng sinh, nếu cần thiết thì uống thuốc dưỡng não như Vitamin B6, B12, B9 (Acid Folic) -tuy nhiên hỗn hợp các vitamin nhiều sẽ không tốt và chúng ta nên tập ăn rau lá xanh như lettuce, kale…, hay uống cafe (một cốc nhỏ mỗi ngày), hay L-theanine (trà xanh), Omega-3, Vitamin E, Ginkgo Biloba, Ginseng… và uống thuốc điều trị tăng huyết áp theo toa bác sĩ.

2. Viêm phổi (Pneumonia)

Cơ quan hô hấp suy giảm đáng kể khi về già: phổi kém đàn hồi, cơ hô hấp yếu, kháng thể bề mặt phổi giảm cùng với sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể nên người già rất dễ bị viêm phổi, đặc biệt vào các mùa dịch, trái gió trở trời, thời tiết lạnh khô.

Tác nhân gây bệnh là virus (thông thường là virus cúm), tụ cầu, phế cầu, liên cầu, đôi khi là não mô cầu, adenovirus, lao …

Viêm phổi ở người già điều trị tốn kém và dai dẳng hơn người trẻ.

Viêm phổi ở người già cũng dễ tái phát làm suy yếu dần sức khỏe, giảm tuổi thọ.

Vì vậy, để phòng bệnh viêm phổi người già nên hạn chế đến những nơi đông người, khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh, người già nên giữ ấm cơ thể, tránh ra gió, tránh hít thở không khí lạnh khô.

Trong lớp dạy Khí Công Hoàng Hạc, Minh Ánh chú tâm hướng dẫn cho quý vị thành viên tập thở. Và cũng đề nghị quý cô chú anh chị tập ăn uống cho đầy đủ chất bổ cũng như thích hợp với bao tử, dạ dày người lớn tuổi:

Sáng ăn trái cây, cereal.

Snack: ăn chút bánh ngọt, nutritious bars.

Trưa ăn có chất bột, thịt, cá, rau quả

Xế trưa ăn các loại nuts, đậu, ice cream.

Tối ăn nhẹ như soup, salad, rau xào với chút cá hay thịt hay đậu hũ.

Và quan trọng vào mùa lạnh chịu khó xông hơi ít nhất mỗi tháng 1 lần. Vào mùa này Minh Ánh thu hoạch các loại rau trong vườn như tía tô, xả, rosemary, húng, quế, thơm…phơi khô để làm trà cũng như xử dụng bỏ vào trong nồi nước lá xông, và mỗi 2 tuần xông một lần. Có thể nhờ vậy mà trong cơn đại dĩch anh nhà bị bệnh Covid mà mình thì không!

3. Tăng huyết áp (High Blood Pressure)

Tăng huyết áp khi có huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.

Người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể bị từ các giai đoạn tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, hoặc do ăn chế độ ăn uống nhiều mỡ, muối, nhưng thường nhất là do thành mạch bị xơ vữa nhiều, dẫn đến hẹp lòng mạch gây tăng huyết áp.

Minh Ánh nhớ anh Phạm Hiếu Liêm có khuyên là chúng ta không nên cữ mỡ thái quá, vì loại mỡ tốt giúp cho cơ thể có đủ năng lực, giúp các vitamin thấm vào các tế bào nhanh chóng hơn hay giúp lưu thông máu trơn tru. Mỡ có 2 loại: loại tốt cần thiết cho cơ thể (unsaturated hay monounsaturated hay polyunsaturated fats) và loại xấu là trans fats hay saturated fats.

Bệnh tăng huyết áp ở người già không nên xem thường vì nó rất dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim…

Cho nên tập thể dục, đi bộ, ăn uống đúng đắn, bớt lo âu, tập thở, tập thiền…sẽ giúp cho quý vị cao niên tránh được căn bệnh này.

4. Tiểu đường (Diabetes)

Tiểu đường được chẩn đoán xác định khi đường máu đạt nồng độ trên 200 mg% và/hoặc đường máu lúc đói trên 126 mg%. Tiểu đường có 2 loại là: Type I và Type II.

Ở người cao tuổi thường gặp Tiểu đường type II.

Có nhiều nguyên nhân và cách giải thích bệnh Tiểu đường ở người cao tuổi.

Gan suy yếu theo tuổi già kéo theo sự suy giảm quá trình xử dụng và chuyển hóa đường trong cơ thể; hoạt động của hormon Insulin không hiệu quả; tụy bị lão hóa nên giảm tiết Insulin… Tất cả các nguyên nhân trên gây nên hậu quả tăng đường máu dẫn đến bệnh Tiểu đường.

Nhắc tới bệnh này Minh Ánh nhớ tới bà cụ thân sinh của mình: bà bị mắc bệnh tiểu đường mà các bác sĩ ở VN không tìm ra – hay nói đúng hơn là họ quá thờ ơ chỉ khám tim, mạch …mà không bắt bà cụ đi thử lượng đường trong máu. Nên bà mất năm 2005 vì chứng bệnh này. Phần đông người Việt Nam mình mắc bệnh tiểu đường rất nhiều. Ca sĩ Ngọc Lan nghe nói cũng vì mắc chứng này mà làm cô bị mắt mờ.

Cho nên Minh Ánh khuyên quý vị đồng hương cao niên nên thử máu thường xuyên đừng để mình bị mắc chứng bệnh Tiểu đường. Bên cạnh bớt ăn các chất bột, chất ngọt… Minh Ánh mong quý vị hãy tập thể dục, đi bộ, đạp xe đạp để tránh căn bệnh này.

5. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease)

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được viết tắc là COPD, là sự kết hợp của khí phế thủng (emphysema) và viêm phế quản mãn tính.

Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng khó thở diễn ra thành cơn giống bệnh hen phế quản, nhưng ít hoặc không đáp ứng với các thuốc giãn phế quản thông thường.

Bệnh thường xảy ra cho những người hút thuốc lâu năm, hoặc bị những bệnh về hô hấp tái đi tái lại nhiều lần.

Bệnh hay gặp ở những người trung niên hoặc người cao tuổi.

Người cao tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính dễ dẫn đến suy hô hấp, cơ thể suy kiệt, thường xuyên nhập viện, chất lượng cuộc sống giảm, tuổi thọ giảm.

Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người cao tuổi là 4.1%.

6. Suy tim (Heart Failure)

Suy tim là hậu quả của tổn thương tim hay rối loạn chức năng quả tim, dẫn đến tim không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc đưa máu đi nuôi cơ thể.

Suy tim có nhiều loại, bao gồm suy tim trái/ suy tim phải, suy tim tâm thu/ suy tim tâm trương, suy tim cấp/ suy tim mãn…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tim ở người già như: bệnh cơ tim, bệnh van tim, thấp tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành…

Thời gian sống còn của người cao tuổi bị suy tim trung bình từ 4 năm đến 7 năm.

7. Bệnh Parkinson

Đây là bệnh thường gặp ở những người từ 65 tuổi trở lên.

Bệnh do thoái hóa một số dây thần kinh ở não gây ra những biểu hiện như: run tay, vận động chậm chạp, kém linh hoạt, cứng đờ. Có thể kèm theo một số triệu chứng như: suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ, co giật, trầm cảm…

Đây là bệnh thường gặp của người cao tuổi, hiện chưa tìm được nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ của bệnh.

Bệnh diễn tiến một cách từ từ theo chiều hướng ngày càng nặng dần. ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động nghiêm trọng, không nói được, không cử động được mà chỉ nằm một chỗ. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian hoạt động bình thường cho người bệnh.

8. Hội chứng tiền đình (Vestibular syndrome)

Hội chứng tiền đình bao gồm các triệu chứng như: chóng mặt, xây xẩm, hoa mắt, mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu, ù tai.

Người cao tuổi dễ bị hội chứng tiền đình do thiếu máu đến nuôi cơ quan tiền đình – ốc tai, thiếu máu đến não, hậu quả của các bệnh lý về tai (viêm tai giữa, chấn thương tai, viêm tai xương chũm…) từ giai đoạn trước.

Người mắc hội chứng tiền đình nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị các biến chứng như tổn thương tai ảnh hưởng đến khả năng nghe, tổn thương thần kinh (trong trường hợp bị hội chứng tiền đình trung ương), chấn thương do té ngã.

9. Loãng xương (Osteoporosis)

Loãng xương là sự giảm khối lượng xương và giảm chất lượng xương, Đặc điểm loãng xương ở người già là: tăng quá trình hủy xương và giảm quá trình tạo xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.

Để phòng ngừa bệnh loãng xương, hạn chế hậu quả gãy xương, người già cần thêm calcium vào thực đơn ăn uống từ các thực phẩm giàu calcium như sữa, sò huyết, cua, ốc… hoặc thuốc uống cung cấp calcium.

Bệnh loãng xương tuy không quan trọng làm chết người trực tiếp. Tuy nhiên người cao niên một khi bị chứng loãng xương mà té sẽ làm nứt hay gẫy xương khiến họ phải nằm nhiều, không di chuyển được thì sẽ làm cho cơ thể, hệ miễn nhiễm, cũng như tinh thần của họ bị xuống dốc và dễ dàng dẫn đến tử vong sớm hơn dự định nếu họ đã có bệnh nền.

10. Viêm phế quản cấp (Acute bronchitis)

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm cấp tính ở phế quản, do tác nhân virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

ở người già, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, cơ quan hô hấp giảm hoạt động kháng khuẩn nên dễ bị các bệnh lý về hô hấp. Thường gặp nhất là viêm phế quản cấp.

Triệu chứng của bệnh bao gồm ho, khó thở, khạc đàm màu trắng đục, vàng, nâu tùy từng bệnh cảnh khác nhau.

Điều trị không triệt để sẽ dẫn đến viêm phế quản mãn tính, suy yếu cơ quan hô hấp.

HT: Vậy những người bị bệnh về đường hô hấp dễ bị mạng vong hở chị? Cúm ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp nhiều nhứt! Thật nguy hiểm!

Dạ vâng. Đúng vậy đó HT. Theo CDC thì cúm là do virus lây nhiễm từ người qua người. Tuy nhiên trong quá khứ chúng ta cũng có những loại cúm lây nhiễm từ các loại gia cầm tới người. Và quan trọng là đôi khi người bị bệnh đã có virus trong người nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy bệnh cũng đã có thể mang virus lây lang cho những người chung quanh rồi!

Các dấu hiệu và triệu chứng cúm thường xuất hiện đột ngột. Những người bị cúm thường cảm thấy một vài hoặc tất cả các triệu chứng sau:

Có thể bị sốt*/cảm thấy sốt hoặc ớn lạnh

Ho

Đau họng

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

Đau nhức cơ bắp hoặc cơ thể

Nhức đầu

Mệt mỏi

Một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù tình trạng này phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.

Thông thường cách chữa trị cúm là đi khám bác sĩ xin toa thuốc.

Có bốn loại thuốc kháng virus được FDA phê chuẩn được CDC khuyến nghị để điều trị bệnh cúm trong mùa này.

oseltamivir phosphate (có sẵn dưới dạng phiên bản gốc hoặc dưới tên thương mại Tamiflu®), zanamivir (tên thương mại Relenza®), peramivir (tên thương mại Rapivab®) và baloxavir marbocyl (tên thương mại Xofluza®).

Thuốc generic oseltamivir và Tamiflu® có sẵn dưới dạng thuốc viên hoặc hỗn dịch lỏng và được FDA chấp thuận để điều trị sớm bệnh cúm ở trẻ em/người từ 14 ngày tuổi trở lên.

Cách đề phòng bệnh cúm là hãy đi chích ngừa cúm hàng năm.

Và chúng ta cần thực hiện cách phòng ngừa hàng ngày để giảm sự lây lan của bệnh cúm như sau:

1. Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.

2. Nếu bạn bị bệnh, hãy hạn chế tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt để tránh lây nhiễm cho họ.

3. Che miệng khi ho và hắt hơi bằng giấu mặt trong cánh tay áo.

4. Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Vứt khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng.

5. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất chà tay chứa cồn.

6. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng. Vi trùng lây lan theo cách này.

7. Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật có thể bị nhiễm virus gây bệnh cúm.

8. Mang khẩu trang khi có người chung quanh.

Đối với bệnh cúm, CDC khuyên mọi người nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt ngoại trừ việc được chăm sóc y tế hoặc các nhu cầu cần thiết khác. Hết sốt mà không cần dùng thuốc hạ sốt mới chắc chắn an toàn.

Đó là những gì Minh Ánh tìm hiểu về những bệnh thường xảy ra cho người cao niên và kính xin chia sẻ với quý vị, ngõ hầu giúp cho tất cả đề phòng và có thể khỏe mạnh, kéo thêm tuổi thọ.

Minh Anh Truong Nguyen
Liên Minh Bảo Hiến Mỹ Gốc Việt
(813) 570-0122

Tôi đã bỏ dùng bếp ga và đây lý do tại sao bạn cũng nên làm thế

 

Tôi đã bỏ dùng bếp ga và đây lý do tại sao bạn cũng nên làm thế

Giáo sư Stanford

Theo như quyết định bếp ga không chỉ có hại cho môi trường được đưa ra ngay sau khi ông giáo sư Stanford mang máy đo ở phòng thí nghiệm về nhà để đo nồng độ ô nhiễm benzen mà loại bếp này tạo ra khi đun nấu có hại cho môi trường, nó gây hại cho cả sức khỏe của bạn.

Một giáo sư Stanford đã quyết định từ bỏ chiếc bếp ga của mình sau hàng thập kỷ sử dụng. Quyết định được đưa ra ngay sau khi ông mang máy đo ở phòng thí nghiệm về nhà để đo nồng độ ô nhiễm benzen mà loại bếp này tạo ra khi đun nấu.

"Chứng kiến nồng độ chất ô nhiễm tăng quá nhanh ngay trong ngôi nhà của mình là thứ thúc đẩy tôi thay đổi", giáo sư Rob Jackson, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Năng lượng Precourt, Đại học Stanford cho biết.

Benzen (C6H6) được biết đến là một hợp chất dễ bay hơi, có mùi thơm nhưng lại cực kỳ độc hại. Các nghiên cứu cho thấy hít phải nồng độ cao hợp chất này có thể gây ra bệnh thiếu máu, bệnh bạch cầu và nhiều loại ung thư tế bào máu khác.

Hình: Giáo sư Rob Jackson, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Năng lượng Precourt, Đại học Stanford. Ảnh: Stanford.

"Tôi thực sự khó nghĩ ra một tác nhân hóa học nào gây ra bệnh bạch cầu mạnh hơn được benzen", Jan Kirsch, một bác sĩ điều trị ung thư, nhà nghiên cứu huyết học tại Đại học California cho biết.

Cô ấy lưu ý rằng benzen là một chất gây ung thư mạnh hơn hầu hết các chất gây ung thư khác, bất kể nồng độ phơi nhiễm thấp hơn của nó. "Tôi không có ý muốn mọi người phải hoảng loạn. Nhưng ý tôi là có những rủi ro liên quan [đến benzen phát thải từ bếp ga] và chúng ta đều muốn giảm thiểu chúng", bác sĩ Kirsch giải thích.

Bếp ga thải ra nhiều benzen hơn cả khói thuốc lá thụ động

Có nguồn gốc từ dầu mỏ, benzen thường xuất hiện với nồng độ cao ở ngoài trời, xung quanh các khu vực như trạm xăng, nhà máy công nghiệp hoặc từ khí thải của xe cơ giới. Nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy không khí trong nhà cũng có thể chứa nồng độ benzen cao, khi nó bay ra từ các lớp phủ như keo dán, sơn, sáp đánh bóng đồ nội thất.

Một nguồn phơi nhiễm benzen rất độc hại thường được cảnh báo là khói thuốc lá. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của giáo sư Jackson chỉ ra bếp ga cũng là một nguồn phát thải benzen đáng kể. Những người thường xuyên nấu ăn với bếp ga có thể hít phải nhiều benzen hơn cả những người hút thuốc lá thụ động.

Giáo sư Jackson cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên tính toán nồng độ ô nhiễm benzen đối với không khí trong nhà mà nguyên nhân trực tiếp được gán cho bếp ga. Để làm được điều đó, ông và nhóm của mình đã thực hiện các phép đo mẫu không khí trong 87 ngôi nhà ở California và Colorado có sử dụng bếp ga.

Trong khoảng 30% số bếp được thử nghiệm, giáo sư Jackson phát hiện chỉ cần một vòi đốt ga được bật ở mức lửa to, tạo ra nhiệt độ trên 177 độ C là đã có thể phát tán nồng độ benzen cao hơn mức trung bình của khói thuốc lá thụ động.

Hình: Một nhà nghiên cứu trong nhóm của giáo sư Rob Jackson đang thu thập mẫu khí từ bếp ga để nghiên cứu. Ảnh: Stanford.

Nghiên cứu cho thấy benzen thậm chí còn bay từ nhà bếp đến tận phòng ngủ. Ngay cả khi đã tắt bếp, nồng độ benzen ghi nhận được trong phòng ngủ của các căn nhà sử dụng bếp ga vẫn cao hơn ngưỡng trung bình gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Và khí benzen tiếp tục ở đó trong hàng tiếng đồng hồ.

Các nhà khoa học cho biết tuổi hoặc thương hiệu của bếp không tạo ra sự khác biệt đáng kể về lượng benzen mà nó tạo ra. Điều đó có nghĩa là benzen đã đến từ propan, loại khí gas mà bếp ga thường sử dụng.

Nghiên cứu cũng điều tra nồng độ benzen phát thải từ các loại bếp khác như bếp từ và bếp điện hồng ngoại. Kết quả cho thấy bếp từ không tạo ra benzen. Còn bếp hồng ngoại tạo ra benzen ở nồng độ thấp – thấp hơn từ 10 đến 25 lần so với bếp ga – có khả năng đến từ việc thực phẩm bị cháy xém trên bề mặt bếp.

Nhiều nhà khoa học trước đây cũng từng cảnh báo bếp ga có thể tạo ra các loại hóa chất nguy hiểm tương tự khác như xylene, toluene và ethylbenzen. Những chất hóa học này cũng liên quan đến bệnh đường hô hấp và có thể gây ung thư.

Đã đến lúc nói lời tạm biệt với bếp ga?

Đăng trên tạp chí Environmental Science & Technology, nghiên cứu mới của giáo sư Rob Jackson đã thêm vào kho bằng chứng thúc đẩy cuộc chuyển dịch từ bếp ga sang bếp điện trong đang diễn ra mạnh mẽ tại Mỹ và Canada.

Nhiều cuộc vận động hành lang đang được tiến hành tại Bắc Mỹ để cấm hoặc hạn chế sử dụng bếp ga trong các công trình xây mới. Lý do chính được đưa ra là vì bếp ga có thể làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu. Suy cho cùng, chúng đang chạy bằng khí đốt và khí đốt thì gây ra hiệu ứng nhà kính cao gấp nhiều lần so với CO2.

Hình: Bếp ga không chỉ gây biến đổi khí hậu, mà nó còn gây hại cho chính bạn. Ảnh:Cbc.

Bây giờ, các nghiên cứu mới còn cho thấy bếp ga gây ảnh hưởng tới chính sức khỏe người sử dụng và sống trong ngôi nhà sử dụng chúng.

Năm 2018, các nhà khoa học Canada đã thực hiện một nghiên cứu trong những ngôi nhà sử dụng bếp ga ở nước này và nhận thấy: nồng độ ô nhiễm oxit nitơ (NOx) luôn ở mức cao vượt quá giới hạn phơi nhiễm trong 1 giờ mà Bộ Y tế Canada quy định.

Tara Kahan, phó giáo sư, đồng thời là chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Hóa chất Môi trường Canada cho biết: "Tất cả các nhà nghiên cứu như chúng tôi đều thấy kinh hoàng với kết quả này. Phải mất nhiều giờ [sau khi tắt bếp ga] nồng độ oxit nitơ mới giảm xuống dưới ngưỡng".

Việc tiếp xúc với oxit nitơ sinh ra khi đốt khí đốt đã được chứng minh là có liên quan đến các vấn đề về hô hấp như hen suyễn và suy giảm chức năng phổi, đặc biệt là ở trẻ em. Một phân tích tổng hợp năm 2013 từ 41 nghiên cứu cho thấy trẻ em sống trong một ngôi nhà sử dụng ga để nấu ăn có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn 42%.

Một nghiên cứu năm 2022 tại Mỹ cho thấy gần 13% trẻ em mắc hen suyễn ở nước này là do sống trong các ngôi nhà sử dụng bếp ga. Trong khi đó, một nghiên cứu khác khuyến cáo việc chuyển từ bếp ga sang bếp điện vì nó có thể giúp ngăn ngừa 20% số trẻ em bị hen suyễn.

"Ngay sau nghiên cứu của mình, tôi đã thay chiếc bếp ga ở nhà bằng một chiếc bếp từ", phó giáo sư Kahan nói. Việc chuyển từ bếp ga sang bếp từ hoặc bếp điện hồng ngoại là một quyết định khó khăn, nhưng chắc chắn sẽ không khiến bạn phải hối hận.

"Tôi rất yêu chiếc bếp ga của tôi, nhưng từ hai năm trước, tôi đã phải bỏ nó đi và chuyển sang bếp từ. Tôi đã làm điều đó mà không cần phải suy nghĩ gì nhiều và cũng không bao giờ phải hối hận. Tại sao ư? Bởi vì bếp ga không chỉ gây biến đổi khí hậu, mà nó còn gây hại cho chính bạn", Katharine Anne Scott Hayhoe, một giáo sư khí quyển học người Canada cho biết.

Hình: Một phép đo khí NOx cạnh bếp ga cho thấy chỉ số là 0,159 phần triệu hay 159 ppb, cao hơn ngưỡng an toàn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 106 ppb. Ảnh: NPR.

Về phần mình, giáo sư Rob Jackson nói ông cũng đã phải cân nhắc rất nhiều, bởi chiếc bếp ga mà ông sử dụng là loại tích hợp lò nướng. "Tôi không muốn vứt bỏ cả chiếc lò nướng điện còn tốt", ông nói. Nhưng bởi không thể tháo phần bếp ga ở trên, giáo sư Jackson đã phải bỏ cả cái bếp và chuyển sang nấu ăn bằng một chiếc bếp từ di động.

Ngoài ra, ông khuyến cáo mọi người nên bật máy hút mùi đặc biệt là khi sử dụng bếp ga. "Trước nghiên cứu này của mình, tôi chẳng bao giờ bật máy hút mùi khi nấu ăn. Nhưng bây giờ, tôi luôn bật chúng và năn nỉ bạn bè, gia đình mình bật máy hút".

Mặc dù vậy, phó giáo sư Kahan cho biết máy hút mùi chỉ có thể cắt giảm được ô nhiễm ở mức độ nào đó. Về cơ bản, những chiếc máy chỉ hút không khí, chạy chúng qua bộ lọc rồi lại trả không khí vào nhà của bạn mà không hút ra ngoài.

Bộ lọc của các loại máy hút mùi dân dụng không được thiết kế để có thể lọc được nhiều chất độc hại. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là chuyển sang dùng bếp điện, đồng thời, đảm bảo thông gió tốt cho phòng bếp và căn nhà của bạn.

Đi tiểu đêm

Đi tiểu đêm   Tiến sĩ Bansal, bác sĩ nổi tiếng của Shivpuri, giải thích rằng tiểu đêm thực chất là một triệu chứng của sự tắc nghẽn lưu lượn...