Sức Khỏe

Sức Khỏe
Sức Khỏe

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Mách bạn 5 cách cạo gió chuẩn cho từng loại bệnh của người Việt


Mách bạn 5 cách cạo gió chuẩn 
cho từng loại bệnh của người Việt, 
giúp người bệnh nhanh thoát khỏi

tình trạng nguy kịch


Cạo gió (đánh gió) là truyền thống chữa bệnh của người Việt, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cạo gió được và tùy từng loại bệnh mà có cách cạo gió cụ thể.


1. Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy

Khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa, ngoài việc uống thuốc trị tiêu hóa, bạn có thể áp dụng phương pháp cạo gió để mau hết bệnh. Bạn nhờ người cạo giữa sống lưng và 2 bên mạng sườn từ trên xuống. Cạo trước ngực, từ lõm cổ xuống, rồi từ cánh tay đến các đầu ngón tay. Sau đó, cạo từ mặt ngoài chân xuống đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.

Khi bị bệnh đường tiêu hóa, bạn nên cạo giữa sống lưng và 2 bên mạng sườn.




2. Sốt và nhức đầu

Theo các chuyên gia Đông y gợi ý trên báo Người Đưa Tin, khi lên cơn sốt cao và nhức đầu như búa bổ, bạn nên cạo 2 bên đường gân dưới cổ (ngay bên dưới ót) tạo thành 2 đường chéo ở 2 bên vai. Chú ý cạo theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt xương sống lưng số 2,3 ra 2 bên vai.


3. Ho

Khi bị ho gió, ho khan, ho dữ dội lâu ngày không khỏi, bạn nên cạo gió phía sau lưng, giữa sống lưng và trước ngực theo đường thẳng giữa ngực.


4. Bị trúng gió, cảm nắng

Những lúc bị trúng gió, cảm nắng, bạn nên cạo gió sau lưng (giữa lưng và 2 bên), bắt gió ở trước trán (chỗ ấn đường), chà xát 2 bên thái dương (mang tai). Nếu bị ngất thì lấy móng tay ấn mạnh tại huyệt nhân trung cho tỉnh lại. Nếu phát sốt, lấy kim châm các tĩnh huyệt hay đầu ngón tay ra máu. Trong trường hợp người bệnh đầu còn nặng thì ấn mạnh tại xoáy hay huyệt bách hội trên đỉnh đầu và cạo gió thêm ở hai bên tay, chân.

Khi bị trúng gió, bạn nên cạo sau lưng


5. Đau nhức

Người già, người lười vận động sẽ dễ đau nhức mình mẩy khi thời tiết thay đổi. Vậy nếu đau chỗ nào thì bạn cạo ngay chỗ ấy. Tại điểm đau nhức, cạo 2 bên theo đường tuyến từ trên xuống.

Chú ý khi cạo gió:

– Đánh gió trong phòng kín, giữ ấm vào mùa đông, mùa hè không được để quạt thổi trực tiếp vào người bệnh, người bệnh cần được ủ ấm sau khi cạo gió.

– Cơ thể thả lỏng thư giãn, các dụng cụ cạo gió phải sạch sẽ.

– Không nên cạo gió quá lâu, không nên cạo quá mạnh tay gây đau rát.

– Không nên cạo gió cho người mắc bệnh da liễu, bệnh tim mạch, phụ nữ có thai, trẻ em.

– Không nên cạo gió một cách tùy tiện, chỉ nên đánh gió khi người bị cảm mạo (cảm mạo phong hàn hay phong nhiệt), đau đầu, đau lưng, sốt không ra mồ hôi.

– Sau khi cạo gió nên uống một bát trà gừng hoặc một bát cháo có tía tô với hành, hay một cốc nước sôi để nguội có pha chút muối. Nằm yên trên giường, không nên ra ngoài vì dễ nhiễm lạnh, đặc biệt không được tắm sau khi cạo gió.

Theo thethaovanhoa.vn
●  ● 

7 đối tượng tuyệt đối cấm chỉ cạo gió



Cạo gió (hay đánh cảm) là phương pháp trị bệnh dân gian khá phổ biến. Nhưng nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn với sức khỏe. Trên thực tế, có rất nhiều đối tượng bị cấm chỉ định hoàn toàn với cách làm này.

Người ta thường coi cạo gió là một cách để làm giảm đau tức thời, tống khứ chất độc. Nhưng cũng bởi thế mà rất nhiều người đã hóa ra nghiện cạo gió. Có người tự cạo gió hoặc nhờ người khác cạo gió cho mình hàng tuần, thậm chí hàng ngày.

Y học đã ghi nhận nhiều trường hợp co giật, líu lưỡi, đứt mạch máu não chỉ vì cạo gió. Vì thế, các bác sĩ đã đưa ra khuyến cáo đặc biệt với những người nằm ở danh sách dưới đây mỗi khi họ có ý định cạo gió.


1. Trẻ em

Da trẻ rất nhạy cảm và mỏng manh, nếu cạo gió sẽ gây ra rất nhiều thương tổn. Cạo gió có thể khiến trẻ đau đớn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu trẻ bị rối loạn đông máu hoặc bị sốt xuất huyết.


2. Người bị bệnh tim

Người đang gặp các vấn đề về tim mạch hoặc có tiền sử bị bệnh tim tuyệt đối không được cạo gió. Những động tác cạo, đánh mạnh có thể kích thích các cơn đau thắt tim.


3. Người bị cao huyết áp

Người cao huyết áp cạo gió có thể bị giãn mạch, có thể dẫn đến méo miệng, nặng hơn có thể gây đột quỵ, xuất huyết não.


4. Phụ nữ có thai

Những động tác cạo, vuốt, ấn với lực khá mạnh của việc cạo gió có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là trong những tháng đầu, khi thai nhi còn non.


5. Người mắc bệnh da liễu

Những người có da mẫn cảm không nên đánh gió. Khi chà xát sẽ gây dị ứng. Những người có bệnh ngoài da cũng cần tránh cạo gió vì dễ gây nhiễm trùng, lây lan sang vùng da khác.


6. Người bị đau vai gáy

Cạo gió gây xuất huyết dưới da (điều này giải thích vì sao da đỏ ửng sau khi cạo). Cạo gió có thể gây tụ máu, chèn ép thần kinh, làm cơn đau nhức thêm trầm trọng hơn.


7. Người mắc bệnh máu không đông

Cạo gió làm vỡ các mao mạch dưới da. Những người mắc bệnh máu không đông (Hemophylie) sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm.

Hữu Bằng (tổng hợp)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đi tiểu đêm

Đi tiểu đêm   Tiến sĩ Bansal, bác sĩ nổi tiếng của Shivpuri, giải thích rằng tiểu đêm thực chất là một triệu chứng của sự tắc nghẽn lưu lượn...