Người sống THỌ không phải
do Ăn Uống hay Vận Động, mà là....
do Ăn Uống hay Vận Động, mà là....
thật đáng kinh ngạc.
Một lý do
thật kinh ngạc do Elizabeth H. Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh học chỉ ra
rằng người sống THỌ hay không, không phải do Ăn Uống hay Vận Động; mà là Tâm Lý
Cân Bằng.
Giải
thưởng Nobel Sinh Học Elizabeth H. Blackburn đã chỉ ra: con người muốn sống
trăm tuổi, ăn uống điều độ chiếm 25%, những cái khác chiếm 25%, Tâm Lý Cân Bằng
chiếm những 50%!
«Áp Lực Hormone» sẽ
làm tổn thương cơ thể.
Lý giải
như thế nào về việc Tâm Lý Ổn Định ảnh hưởng tới 50% tuổi THỌ? Chúng ta nên làm
thế nào?
«Áp lực hormone» gây tổn thương cơ thể!
Nhà nghiên
cứu tâm lý học chỉ ra:
Một người
nổi giận đùng đùng, áp lực hormone tăng sinh, đủ để giết chết một con chuột. Vì
vậy, áp lực hormone, còn gọi là hormone độc tính. Y học hiện đại chỉ ra: ung
thư, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, loét hệ tiêu hóa, kinh nguyệt không đều,
65-90% triệu chứng có liên quan tới áp lực tâm lý.
Vì thế,
bệnh này còn gọi là bệnh tâm lý.
Nếu con
người cả ngày không yên, hay cáu gắt, lo lắng, khiến áp lực hormone luôn ở mức
cao, hệ thống miễn dịch sẽ ngăn chặn và tiêu diệt, hệ thống máu huyết hoạt động
quá nhiều trong thời gian dài dẫn đến mệt mỏi. Khi vui, não bộ tiết ra hormone
hưng phấn..
Hormone
hưng phấn khiến con người thoải mái, cảm giác vui tươi, toàn thân rơi vào trạng
thái tốt, giúp điều tiết các cơ quan trong cơ thể cân bằng, khỏe khoắn.
Thế thì,
trong cuộc sống, chúng ta nên làm như thế nào mới có thể có được hormone hưng
phấn, giảm hormone áp lực?
1. Có mục tiêu rõ ràng, nỗ lực đạt được.
Nghiên cứu
mới nhất cho rằng, cảm giác đạt mục tiêu càng mạnh càng giúp cơ thể khỏe khoắn.
Bởi vì
trong cuộc sống, đam mê quyết định tâm thái con người, quyết định trạng thái
sống.
Người nỗ lực
đạt mục tiêu thì não bộ ở trong trạng thái thoải mái phát triển, vì thế, thường
dùng não bộ sẽ thúc đẩy hoạt động não, đẩy lùi tuổi già.
Người
trung lão niên sau khi nghỉ hưu có thể đọc sách, khiêu vũ, vẽ vời, giúp não bộ
luôn trong trạng thái hoạt động.
2. Giúp đỡ người khác làm niềm vui có tác dụng trị liệu tốt..
Nghiên cứu
chỉ ra, giúp đỡ người khác về vật chất, có thể giảm tỉ lệ tử vong xuống 42%, giúp
người khác ổn định tinh thần, có thể giảm tỉ lệ tử vong xuống dưới 30%.
Bởi vì tốt
với người khác, hay làm việc thiện, sẽ có cảm giác vui tươi và tự hào, giảm
hormone áp lực, thúc đẩy hormone hưng phấn.
Chuyên gia
tâm lý và tâm thần học nói: duy trì thói quen giúp đỡ người khác là phương pháp
phòng và điều trị trầm cảm.
3. Gia đình hòa thuận là bí quyết sống lâu.
Hai nhà
tâm lý học người Mỹ công bố nghiên cứu trong vòng 20 năm: trong số các nhân tố
quyết định tuổi thọ, đứng số 1 là «quan
hệ người với người».
Họ cho
rằng, quan hệ con người với con người quan trọng hơn rau cỏ hoa quả, việc
thường xuyên luyện tập và rèn luyện trong thời gian dài.
Liên hệ
người với người không chỉ bao gồm bạn bè, còn bao gồm quan hệ gia đình.
Vì thế,
gia đình hòa thuận, bạn bè tốt là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ
con người.
4. Cho đi điều thiện sẽ nhận lại điều thiện.
Khi chúng
ta cười với người khác, người khác cũng sẽ cười lại với chúng ta.
Bất luận
là ở cùng bạn bè hay là cùng những ngươi bạn cũ trò chuyện, hãy nhớ luôn giữ nụ
cười, cho đi niềm vui.
«Tinh
thần không thoải mái, sẽ dẫn đến bệnh gan»
Có người
từng làm thực nghiệm này: sau khi tách nội tạng động vật, giữ nguyên liên kết
tĩnh mạch gan và động mạch bụng, tim lập tức co bóp mạnh và tĩnh mạch máu bắt
đầu lắng lại, động vật chết từ từ, có thể thấy gan có liên kết chặt chẽ trong
việc điều tiết lưu lượng máu.
Tinh thần
không thoải mái, khi tức giận, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động gan, dẫn đến tình
trạng khô gan và khô máu ở gan.
«Không
tức giận, không sinh bệnh»
Tinh thần
là thể năng của con người, nhưng trong cuộc sống bộn bề lo toan, áp lực tinh
thần tự nhiên sẽ gia tăng, thế là các áp lực tinh thần sẽ ảnh hưởng tới sức
khỏe con người.
«Hiện nay, thống kê của bộ y tế thế giới,
trên 90% bệnh đều có liên quan tới tinh thần. Chỉ cần chúng ta giữ tinh thần
thoải mái, thì sẽ không mắc bệnh, hoặc không mắc bệnh nghiêm trọng, ít bệnh, về
già mới mắc bệnh.»
«Tâm
phải TĨNH, Thân phải ĐỘNG»
Dưỡng tâm,
an tâm, cải tâm, giữ tinh thần thoải mái, là một cách dưỡng sinh, có thể không
được mọi người quan tâm, vì thế mới xuất hiện «những bệnh tiêu hóa khó chữa», «bệnh
viêm cả đời không khỏi»..
Tâm Tĩnh
thì Thân An, thân an thì khỏe mạnh, tâm an bách bệnh tiêu trừ...
Hoạt động
có thể sinh dương khí, đả thông âm khí, giúp tuần hoàn máu, cơ thịt phát triển,
khoẻ gân cốt.
Tâm phải
Tĩnh, Thân phải Động, giữ cân bằng, đó là tam đại pháp bảo của bất cứ môn phái
dưỡng sinh nào.
Thực tế,
quyết định tuổi thọ con người không chỉ là ăn uống và vận động, còn là tâm tính
vui tươi, tâm thái tích cực cũng vô cùng quan trọng!
Vì sao
người xưa nói: Mọi bệnh tật đều khởi phát từ trong tâm?
Vì sao người xưa nói:
Mọi bệnh tật đều khởi phát từ trong tâm?
Mọi bệnh tật đều khởi phát từ trong tâm?
Rốt cuộc,
hết thảy bệnh tật trên đời đều là tâm thái của bạn gây nên cả. Phải làm thế nào
để cải biến tất cả đây?
Tâm thái
của bạn chính là chủ nhân của cơ thể. Hoàn cảnh không trói buộc con người, mà
là con người ta tự buộc chặt mình vào trong hoàn cảnh.
1. Tâm niệm và bệnh tật là có quan hệ trực tiếp
với nhau
Tâm hồn có
tổn thương, có vấn đề thì sẽ biểu hiện ra ngoài thân thể. Rất nhiều bệnh tật
trên thân thể chỉ là giả tướng. Giống như chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được
hình dạng của quả, chứ không biết được hạt giống gieo xuống từ khi nào và ở
đâu, rồi lại nảy mầm kết trái ra sao.
Bệnh tật
có tâm niệm trong đời này, còn có nhân duyên, quan niệm, của những đời trước.
Hãy để cho mỗi một niệm đều chan chứa tình thương. Trong tình yêu thương đó
không có đau lòng, sợ hãi, phẫn nộ, mà chỉ có bình thản, hài hòa. Học cách yêu
thương để thân thể trở thành đồng hồ đo của tình thương, để tâm hồn tỏa ra ánh
sáng lương thiện vốn có!
Đời người,
mỗi một cảm xúc đều là một cái hộp tối của tâm hồn. Đời người, mỗi một trạng
thái đều là hiển hiện của tâm linh. Đó cũng chính là góc khuất của tâm tình mà
người ta hay nói đến.
Con người
ta một khi sinh ra tâm trạng tiêu cực trong suốt khoảng thời gian dài, rất mau
chóng sẽ chiêu mời bệnh tật. Có những người sợ hãi quá độ, kết quả có thể dẫn
đến các chứng bệnh thần kinh. Lại có những người tâm oán hận rất lớn mạnh, sẽ
chiêu mời các loại tai họa.
2. Xin hãy ghi nhớ rằng, lực lượng tự nhiên là vô
cùng to lớn
Nó vốn
không sợ bạn cứng rắn đến đâu, chỉ sợ bạn luôn hiền lành, khiêm nhường. Phàm
những người có tâm oán hận quá nặng, vận mệnh trong đời phần lớn đều sẽ đau khổ
bi thảm. Phàm những người hiền lành, khiêm nhường, vận mệnh cuộc đời phần nhiều
sẽ tốt lành. Sống theo đạo trời, một đời bình yên là vậy.
Tâm oán
hận sâu nặng chính là căn nguyên của mọi khổ nạn trong đời. Hãy cố gắng loại bỏ
nó đi. Đời người nếu sinh khởi một niệm tâm oán hận, sau này thế nào cũng sẽ có
người tức giận với bạn, hoặc khiến bạn tức giận. Con người ta nếu như ngày nào
cũng như vậy thì quả là phiền phức rồi. Rác rưởi tích tụ nhiều rồi, tai họa
trong đời ắt sẽ giáng xuống.
Nếu như
một đời này của chúng ta luôn thích nóng giận, thế thì sẽ cứ luôn mắc bệnh. Hãy
luôn tự nhắc nhở bản thân: «Mình không
nên cứ luôn tức giận như thế!». Vậy thì, mọi thiếu sót của bản thân đều sẽ
dần dần được hóa giải. Hãy nhớ rằng, nếu đời người thật sự học được cách sám
hối thì nhất định có thể cải biến vận mệnh của mình.
Nếu chúng
ta bớt nóng giận, sau này những việc khiến ta tức giận cũng sẽ ít đi. Đồng
thời, người khác cũng sẽ ít chọc giận bạn hơn. Trường khí đen bẩn trong thân
thể bạn tự nhiên sẽ giảm bớt đi, đau nhức trong thân thể cũng sẽ thuyên giảm đi
rất nhiều. Vận mệnh đời người cũng sẽ theo đó mà phát sinh thay đổi.
3. Người ta trong đời luôn phải học cách nhận
thức bản thân
Đây là
năng lực giác ngộ cá nhân vô cùng quan trọng. Ai có thể tìm ra được càng nhiều
thiếu sót của bản thân thì năng lực giác ngộ của người đó càng mạnh. Người nào
cứ mãi tìm kiếm khuyết điểm của người khác thì si mê của người đó càng sâu.
Người tu Đạo không nhìn vào chỗ thiếu sót của người khác, mà chỉ nhìn vào chỗ
thiếu sót của bản thân.
Vào thời
thượng cổ, người người đều tu Đạo, người người đều tu tâm, con người thời đó
hầu như đều có thể sống đến hơn trăm tuổi. Về điều này, trong «Hoàng Đế Nội Kinh» đều có ghi chép rõ
ràng. Hiện tại, một đời này của chúng ta, phần nhiều đều sống không được thoải
mái lắm.
Rất nhiều
người hàng ngày đều đang bới tìm khuyết điểm của người khác, hễ gặp chuyện thì
cứ luôn oán trách người khác, trước nay không chịu nhìn lại bản thân mình. Ngày
ngày luôn nghĩ đến việc tranh đấu tính kế người khác, họ không biết rằng người
thích tranh tới tranh lui cuối cùng đều chỉ là công dã tràng.
Tâm tình
của người ta có thể làm lợi muôn vật, thay đổi vạn vật. Tâm trạng của người ta
có thể nuôi dưỡng sinh mệnh của chính mình. Tâm trạng người ta rối bời rồi thì
thân thể của người đó sẽ mắc bệnh. Thân thể của chúng ta là đồng hồ đo của linh
hồn. Tiếc thay chúng ta trước nay lại không hề hay biết, cũng thật đáng buồn
thay!
Trong bộ y
kinh «Hoàng Đế Nội Kinh», người xưa
từ sớm đã vén mở những quy luật thân tâm đơn giản như vậy: «Vui vẻ tổn thương tim», «vui vẻ thì khí trì hoãn», vui mừng quá
độ thường thì không còn chút sức lực. «Giận
tổn thương gan», «giận thì khí sôi
trào lên», vậy nên người xưa có câu «giận
dựng đứng cả tóc gáy». «Buồn thì hại
phổi», «buồn thì tinh thần sa sút»,
khóc đến bi thương cực độ, con người ta sẽ bị sốc choáng. «Lo nghĩ nhiều tổn thương lá lách», «nghĩ nhiều thì khí ứ đọng». Hay như: «Lo sợ thì hại thận», «lo sợ
thì khí huyết tụt giảm».
4. Biết rõ tính cách của bản thân chính là biết
rõ bệnh tật của mình
Phàm là người dễ bị kích động, chẳng mấy ai có được trái tim khỏe mạnh.
Mạch máu đầu não thông thường cũng sẽ lưu thông không được tốt.
Phàm là người hay tức giận, rất dễ mắc các bệnh tuyến giáp trạng, gan
cũng sẽ không được tốt.
Phàm là những người thích phân cao thấp, không chịu nhận thua, phần
nhiều xương cổ không được tốt.
Phàm là những người nhát gan sợ sệt, thận tạng thông thường sẽ không
được tốt.
Phàm là những người hay đa nghi, thường có vấn đề về tuyến tụy.
Phàm là những người không có chủ kiến, đầu óc thường hay mơ hồ.
Phàm là những người hay tức giận trong lúc làm việc, thường có vấn đề
xung quanh bờ vai.
Phàm là những người mà con cái không nghe lời, thường thường có vấn đề
nơi các khớp chân.
Phàm là những người chăm chỉ nghiêm túc, phần đông trông khá là gầy gò.
Phàm là những người chấp nhận được thì cứ chấp nhận, thích tích cóp từng
chút một, không có tinh thần cầu tiến, rất dễ bị béo phì.
Phàm là người hay lo lắng, tim dễ đập mạnh, phần nhiều mắc các bệnh cao
huyết áp.
Phàm là người sợ áp lực, phần nhiều dễ mắc chứng huyết áp thấp.
Phàm là những người đặc biệt thích sạch sẽ, da dẻ thường không được tốt,
tỳ vị cũng không được khỏe.
Phàm là người đau khổ quá độ, phần nhiều tuyến tụy không được tốt, lưng
cũng không được tốt, rất dễ có cảm giác nhức mỏi.
Phàm là người hay buồn bực, phần nhiều dễ bị ngứa ngáy trên người.
Phàm là những người cảm thấy đời người quá gian nan, thường thường khi
đi đứng hành động cảm thấy đặc biệt khó khăn.
«Tướng» do tâm sinh, «bệnh» do tâm khởi, vậy nên các loại bệnh
tật, suy cho cùng đều là do tâm thái bạn dẫn khởi cả! Muốn cải biến cơ thể, đổi
thay vận mệnh, đừng chỉ tập trung vào biểu hiện bề ngoài. Uống mười thang thuốc
chẳng bằng cười một nụ cười sảng khoái. Thay đổi thái độ, nghĩ tích cực hơn,
sống an lạc, nhẹ thân tâm, đạo trường sinh chẳng phải đó sao?
Theo
Sound of hope
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét