Chế độ ăn thuần chay
https://thoibao.com/che-do-an-thuan-chay/
(Theo Bửu Nghi / ELLE)
Khái niệm ăn kiêng xanh (chế độ ăn kiêng dựa trên
thực vật) đã không còn quá xa lạ. Cùng với nhiều nghiên cứu về những lợi ích
của chế độ ăn uống này, thế giới đang xoay chiều theo một xu hướng mới đó chính
là chế độ ăn thuần chay.
Thuật ngữ «thuần
chay» (vegan) được đặt ra bởi một nhóm nhỏ người ăn chay tách ra khỏi Hiệp
hội ăn chay
Giảm cân hiệu quả
Có thể giảm cân là một nguồn động lực mạnh mẽ nhất để
mọi người chọn chế độ ăn thuần chay. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, người ăn
thuần chay thường có xu hướng gầy hơn và có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể)
thấp hơn những người khác. Cụ thể hơn, vào năm 2013, nhà nghiên cứu Swapnill
Mishra tại trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Hoàng gia London cùng các cộng
sự đã chỉ ra người tham gia ăn thuần chay đã giảm 4,2 kg một cách hiệu quả so
với những người có chế độ khác trong khoảng 18 tuần.
Bên cạnh đó, việc ăn thuần chay cũng hỗ trợ cung cấp
nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa. Ngoài ra, thông qua các thực phẩm nguồn gốc
thực vật, cơ thể bạn cũng được nạp một lượng đủ kali, magie và Vitamin A,
Vitamin C. Và chế độ thuần chay trở nên thú vị khi bạn được ăn thoải mái mà
không lo lắng đến việc tính số calo. Và đó cũng là lí do mà nhiều người chọn
biện pháp ăn chay thay cho chế độ ăn kiêng khắc nghiệt.
Cải thiện lượng đường trong máu và chức
năng thận
Chế ăn thuần chay rất có lợi trong việc hạn chế bệnh
tiểu đường loại 2 và suy giảm chức năng thận. Những người ăn chay trường có
lượng đường trong máu thấp hơn. Ngoài ra, độ nhạy insulin của họ cũng cao hơn
và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn tới 50–78%. Thêm vào đó, nhiều
nhà nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn thuần chay giúp giảm lượng đường trong
máu ở bệnh nhân tiểu đường một cách đáng kể so với chế độ ăn của Hiệp hội về
bệnh Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Chương trình
Giáo dục Cholesterol Quốc gia (NCEP).
Trong một nghiên cứu vào năm 2009 của Neal Barnard –
chủ tịch của Physicians Committee for Responsible Medicine (PCRM) và cộng sự,
43% người tham gia theo chế độ ăn thuần chay đã có thể giảm liều lượng thuốc hạ
đường huyết trong thời gian ngắn, so với con số chỉ 26% ở nhóm tuân theo chế độ
ăn kiêng do ADA khuyến nghị. Các bệnh nhân tiểu đường cũng có thể thay thế thịt
bằng protein thực vật và giúp cải thiện chức năng thận kém. Những loại protein
thực vật có thể kể đến như các loại hạt, đậu, yến mạch, …
Giúp chống lại một số bệnh ung thư
Việc tránh các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có
thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. Điều này được rất nhiều nhà nghiên cứu lí
giải rằng thịt được nấu ở nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy tăng sinh một số tế bào gây
nên bệnh ung thư. Hơn nữa, những người ăn thuần chay thường dùng nhiều đậu,
trái cây và rau củ quả. Đây cũng là một nhân tố quyết định giúp họ giảm 15%
nguy cơ mắc bệnh ung thư (theo nghiên cứu của Oyinlola Oyebode và cộng sự vào
năm 2013 về việc rau củ và trái cây giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư).
Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng
1/3 dân số trên thế giới có thể ngăn ngừa được các yếu tố gây nên ung thư chỉ
bằng chế độ ăn uống có chứa các thực phẩm đến từ thực vật. Không những vậy, một
số nghiên cứu còn chỉ ra việc ăn các loại đậu có thể giúp giảm nguy cơ ung thư
đại trực tràng lên đến 9-18% (theo nhà nghiên cứu Beibei Zhu và cộng sự trong
nghiên cứu về tiêu thụ các loại cây họ đậu giúp giảm nguy cơ ung thư vào năm
2015).
Chăm sóc sức khỏe tim mạch
Việc thường xuyên bổ sung trái cây tươi, rau trong
bữa ăn giúp giảm áp lực máu. Người ăn thuần chay cũng có thể giảm nguy cơ mắc
bệnh tim và đột quỵ. Cụ thể hơn, theo nghiên cứu về những ảnh hưởng sức khỏe
của chế độ ăn thuần chay vào năm 2014, người ăn thuần chay có thể giảm 75% nguy
cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Bữa ăn thuộc chế độ thuần chay gồm nhiều loại đậu,
ngũ cốc có lợi cho sức khỏe tim mạch. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn
thuần chay với các loại thực phẩm kể trên có hiệu quả trong việc giảm lượng
đường trong máu. Không những vậy, cholesterol xấu và mức cholesterol toàn phần
cũng được hạn chế tối đa. Và điều này đặc biệt có lợi cho sức khỏe tim mạch vì
việc giảm huyết áp cao, lượng cholesterol và lượng đường trong máu có thể làm
giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 46%.
Nhìn chung, đối với việc cải thiện các vấn đề về sức
khỏe tim mạch, chế độ ăn thuần chay giúp giảm tối đa các nguy cơ mắc bệnh. Từ
đó cho thấy chế độ này có lợi trong việc hỗ trợ cải thiệt sức khỏe tim mạch.
Điều cần lưu ý: hãy chọn cách ăn thuần chay thông
minh, với đầy đủ chất dinh dưỡng và ngon lành, chứ không phải là những bữa ăn
đạm bạc, thiếu bổ dưỡng.
(Theo Bửu Nghi / ELLE)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét