Một số hiện tượng bệnh lý do thiếu vitamin
Thời tiết thu đông, môi bạn bắt đầu khô và nứt nẻ, thậm chí nứt đến chảy
máu. Đa số chúng ta khi gặp phải vấn đề này thì nghĩ rằng do mình ít uống nước,
và sau đó bắt đầu cố gắng bổ sung nước, nhưng vẫn không thể giải quyết vấn đề
một cách triệt để.
Thực ra nguyên nhân của môi khô nẻ, hoặc một số vấn đề khác trên cơ thể,
bắt nguồn từ việc chúng ta bị thiếu hụt vitamin. Bây giờ chúng ta cùng nhau xem
thử mình đang bị thiếu loại vitamin nào, và đâu là cách bổ sung vitamin hiệu
quả thông qua thực phẩm, để tránh phải sử dụng đến thuốc.
1. Lở miệng, viêm miệng: Thiếu vitamin B2
Bác sĩ khuyên rằng, mỗi ngày chúng ta nên hấp thụ lượng vitamin B2
khoảng 1.3 mg đối với nam, khoảng 1.1 mg đối với nữ. Nếu thấy xung quanh vùng
miệng có tình trạng nứt nẻ, hoặc viêm nhiễm, loét lở, thì có thể là do trong cơ
thể thiếu vitamin B2. Bổ sung vitamin B2, có thể giúp chữa lành tế bào tổn
thương một cách nhanh chóng.
Ngoài ra vitamin B2 cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của da
và tóc. Thiếu vitamin B2, da sẽ khô, tóc xơ rối và dễ gãy rụng. Bạn cần bổ sung
vitamin B2 từ trong thức ăn hoặc thực phẩm chức năng.
Nguồn bổ sung: Mỗi ngày uống 250 ml sữa bò sẽ giúp bổ sung vitamin
B2 cho cơ thể. Các loại thức ăn như nấm hương, nấm mèo, đậu phộng, mè đen, hạnh
nhân… cũng chứa nhiều vitamin B2.
2. Ăn không ngon miệng, giảm vị giác: Thiếu kẽm
Mỗi ngày, bác sĩ khuyên nên hấp thụ 5.5-9.5 mg kẽm đối với nam, 4-7 mg
kẽm đối với nữ. Cơ thể người khi thiếu nguyên tố kẽm, sẽ giảm thiểu sức đề
kháng, biếng ăn, chậm phát triển, rụng tóc, chức năng vị giác thoái hóa…
Vì vậy nếu như cảm thấy ăn không ngon miệng, vị giác giảm, lại có tình
trạng vết thương lành chậm, thì cần cẩn thận, vì đây có thể là triệu chứng cơ
thể đang thiếu kẽm.
Nguồn bổ sung: Trong thịt đỏ như thịt bò, thịt dê… chứa nhiều kẽm.
Bạn nên bổ sung chúng trong bữa ăn hàng ngày, nhưng chú ý không ăn quá nhiều.
3. Dạ dày không khỏe: Thiếu vitamin A
Nhu cầu cần thiết hàng ngày là 0.7 mg vitamin A đối với nam, 0.6 mg đối
với nữ. Vitamin A không chỉ là nguyên tố quan trọng bảo vệ của sổ linh hồn, mà
nó cũng có thể giúp cho đường hô hấp và dạ dày hình thành 1 lớp màng bảo vệ một
cách tự nhiên, phòng tránh vi khuẩn hoặc chất độc xâm hại cơ thể..
Vì vậy nếu không cung cấp đủ vitamin A, không chỉ không tốt đối với mắt,
mà còn không tốt cho đường hô hấp và dạ dày.
Nguồn bổ sung: Mỗi ngày ăn chút cà rốt, hoặc là mỗi tuần ăn 1-2 lần
nội tạng của động vật cũng là cách bổ sung vitamin A.
4. Dễ tức giận, tính cọc cằn: Thiếu sắt
Thiếu sắt không chỉ gây thiếu máu, còn có thể khiến tâm trạng bạn thay
đổi, dễ dàng nổi giận. Mỗi ngày nam cần hấp thụ 8.7 mg, nữ cần 14.8 mg lượng
sắt mới đủ.
Sắt là nguyên tố quan trọng, giúp cho cơ thể tạo ra tế bào hồng huyết
cầu. Đối với phụ nữ mỗi tháng phải trải qua thời điểm mất máu, thì chất sắt
càng quan trọng hơn, nếu không dễ dàng gặp tình trạng tinh thần không tốt, tâm
trạng dễ dàng buồn bã, chán nản.
Nguồn ăn uống: Thịt đỏ, trứng gà, rau cải màu xanh đậm… đều là thức
ăn có chứa chất sắt, và nhớ là bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường việc hấp
thụ sắt.
5. Gót chân sưng phồng: Thiếu kiềm (kali)
Kiềm là nguyên tố quan trọng điều tiết sự cân bằng giữa axit kiềm của lượng
máu và dịch thể trong cơ thể, duy trì sự cân bằng lượng nước và sự ổn định của
áp lực thẩm thấu.
Thiếu kali trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng nhịp tim không ổn,
dễ mất nước, hay đổ mồ hôi, dễ bị chuột rút… Thiếu hụt kali trong thời gian dài,
cơ thể sẽ trở nên sưng phồng, đặc biệt vùng gót chân thể hiện rõ rệt nhất.
Nguồn bổ sung: Tập thể dục xong có thể ăn chuối để bổ sung lượng
kali bị thiếu hụt, phòng tránh được tình trạng chuột rút. Mỗi ngày ăn một lượng
trái cây, rau củ quả nhất định, sẽ giúp bổ sung được lượng kali cần thiết.
6. Đau mỏi khắp người: Thiếu vitamin D
Người nào ít phơi nắng, không đủ lượng vitamin D, sẽ dễ dẫn đến đau mỏi
mãn tính. Vitamin D là chất dinh dưỡng không tự động tổng hợp trong cơ thể
người, nên việc bổ sung lại càng quan trọng. Vitamin D cũng là chất quan trọng
đối với sức khỏe xương khớp, và răng miệng.
Nguồn bổ sung: Mỗi tuần ăn ít nhất 2 bữa cá như cá hồi, cá mòi cơm…
kết hợp với việc phơi nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn, sẽ đảm bảo cung cấp
vitamin D cho cơ thể.
7. Một vài thông tin dinh dưỡng cho những bệnh thường gặp khác
− Khô mắt: thiếu
vitamin A, carotene.
− Hôi miệng: thiếu
vitamin B6, kẽm.
− Răng không chắc khoẻ: thiếu
vitamin A, canxi, sắt.
− Thiếu máu, tay và chân lạnh: thiếu
vitamin B6, acid folic, sắt.
− Mệt mỏi, thiếu năng lượng: thiếu
vitamin B1, B2, B6.
− Rụng tóc quá nhiều, nhiều gàu: thiếu
vitamin A, B6, kẽm, canxi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét